Mức phạt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Mức phạt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy năm 2023

Ma tuý là một chất cấm mang tính kích thích các tê bào thần kinh gây ảo giác không có thật cho người sử dụng. Việc sử dụng ma tuý sẽ gây ra những hậu quả như mắc các bệnh về thần kinh, hô hấp, viêm gan, gây nhiễm HIV… thậm chí là tử vong khi sốc ma tuý. Khi lên cơn nghiện ma tuý sẽ sinh ra ảo giác dẫn đến việc không thể kiểm soát được hành vi, gây ra những hậu quả nghiêm trọng và có thể vi phạm pháp luật. như vậy có thể thấy rằng ma tuý nguy hại cho con người và là một chất bị cấm sử dụng. Tuy nhiên, hành vi sử dụng, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý vẫn diễn ra rất nhiều. Vậy mức phạt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy hiện nay như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy?

Hiện nay, không có văn bản hướng dẫn cho tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, có thể tham khảo hướng dẫn tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 1999, cụ thể như sau:

– Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây:

+ Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;

+ Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy.

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây theo sự chỉ huy, phân công, điều hành của người khác thì bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy:

+ Đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;

+ Cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;

+ Chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác);

+ Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;

+ Tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của họ.

– Khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cần phân biệt:

+ Người nghiện ma túy có chất ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Người nào thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà còn thực hiện một hay nhiều hành vi phạm tội khác về ma túy quy định tại các điều luật tương ứng của Bộ luật Hình sự 1999, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 1999, tùy từng trường hợp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác đã thực hiện quy định tại điều luật tương ứng của Bộ luật Hình sự 1999.

– Về một số tình tiết là yếu tố định khung quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 1999.

+ “Đối với người đang cai nghiện” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 197 Bộ luật Hình sự 1999 là trường hợp phạm tội đối với người mà người đó đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận họ nghiện ma túy và đang được cai nghiện tại trung tâm cai nghiện, tại gia đình hoặc tại cộng đồng dân cư.

+ “Gây bệnh nguy hiểm cho người khác” quy định tại điểm g khoản 2 Điều 197 Bộ luật Hình sự 1999 là trường hợp người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (có thể biết hoặc không biết) đã gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người sử dụng chất ma túy như HIV/AIDS, viêm gan B, lao…

Trường hợp người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ hoặc người khác đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì cùng với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 197 Bộ luật Hình sự 1999, người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 1999 hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Hình sự 1999.

Mức phạt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy năm 2023
Mức phạt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy năm 2023

– “Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 197 Bộ luật Hình sự 1999 là trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên mà tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%.

– “Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật 61% trở lên” quy định tại điểm a khoản 4 Điều 197 Bộ luật Hình sự 1999 là trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên mà tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên.

Mức phạt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy năm 2023

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như sau:

* Khung 1:

Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

* Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với 02 người trở lên;

– Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

– Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

– Đối với người đang cai nghiện;

– Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

– Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

– Tái phạm nguy hiểm.

* Khung 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

– Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

– Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

– Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

– Đối với người dưới 13 tuổi.

* Khung 4:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

– Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

– Làm chết 02 người trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Các yếu tố cấu thành tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Chủ thể: 

Người phạm tội bị truy cứu về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy khi đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi là từ đủ 16 tuổi trở lên.

Hành vi khách quan:

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đối tượng là người sử dụng chất ma túy. Vì tội này là phạm tội tổ chức nên người phạm tội từ 2 người trở lên, tức là phải có đồng phạm. Căn cứ Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 thì Đồng phạm có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tội phạm. Người phạm tội đầu tiên trong tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là người tổ chức hay được gọi là người chủ mưu hoặc  người cầm đầu hoặc người chỉ huy. Trách nhiệm của người tổ chức là phân công nhiệm vụ của từng người trong vụ việc để thực hiện tội phạm. Người tham gia trực tiếp và có hành vi phạm tội thì được gọi là người thực hành. Đối với người mà tạo những điều kiện về vật chất hoặc tinh thần cho người khác phạm tội thì sẽ là người giúp sức. Đối với người tham gia có hành vi sau:  dụ dỗ hoặc kích động hoặc lôi kéo hoặc thúc đẩy để người khác thực hiện hành vi vi phạm thì được gọi la người xúi dục. Người thực hiện; người giúp sức; người xúi dục đều thực hiện theo sự chỉ đạo, điều hành của người tổ chức để có thể đưa ma tuý cho các đối tượng mua ma túy nhằm mục đích sử dụng.

+ Nguồn ma tuý để sử dụng: Ma túy được lấy từ các nguồn khác nhau như: mua bán, được tặng cho, nhờ giữ giùm, nhặt được… sau đó, người đem chất ma tuý đó cung cấp cho người khác để họ sử dụng trái phép.

+ Về mặt địa điểm sử dụng chất ma túy có thể đa dạng có thể là các địa điểm thuê, mượn hoặc sử dụng bất động sản của chính mình để cho người sử dụng ma túy sử dụng

+ Có chuẩn các thiết bị hỗ trợ như: dụng cụ (xi lanh),  phương tiện đi lại ( như xe máy, xe oto, tàu, thuyền…) nhằm mục đích để đưa các chất ma túy vào người của các con nghiện dưới bất kỳ các hình thức nào.

Yếu tố lỗi:

Những người tham gia vào tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thực hiện hành vi có lỗi. Cố ý phạm tội tức được hiểu  là tại thời điểm thực hiện hành vi người phạm tội đã hình dung và biết rõ, biết trước những hành vi của mình là không đúng  pháp luật (vi phạm điều cấm) và rất mong muốn hậu quả của hành vi xảy ra. Như vây, hành vi này sẽ  gây nguy hiểm cho cá nhân, tổ chức xã hội. Hoặc bằng nhận thức của người phạm tội thì họ biết rõ hành vi sẽ gây nguy hiểm và nguy hại cho xã hội nhưng vẫn cố tình để mặc cho hậu quả xảy ra. Như vậy, Điều kiện để bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này thì người phạm tội phải  thực hiện hành vi mang tính chất là lỗi cố ý trực tiếp, không tồn tại trường hợp nào do lỗi cố ý gián tiếp.

Dấu hiệu phạm tội là người phạm tội có chung mục đích là đưa các loại chất ma túy cho người khác sử dụng và vụ lợi từ việc này.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mức phạt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới kết hôn với người nước ngoài. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Người chưa thành niên nghiện ma túy có được thực hiện cai nghiện tại nhà không?

Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên phải đáp ứng theo Điều 16 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

Mức xử lý hành chính đối với người cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy như thế nào?

Theo điểm a Khoản 5 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP người đó có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đồng thời bị tịch thu phương tiện dùng để sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy quy định tại Khoản 8 điều này

Vô tình không biết đang vận chuyển ma túy có bị xử lý hình sự không?

Luật quy định “Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm”. Như vậy bạn không hề hay biết thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này, tuy nhiên việc chứng mình không hề hay biết này thực tể rất khó. Để biết cách chứng minh tốt nhất hãy tìm đến Luật sư X.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm