Mức xử phạt hành vi sử dụng bằng giả để xin việc

bởi Hoàng Hà

Hiện nay, việc sử dụng bằng giả và mua bán bằng giả để thực hiện việc xin việc xảy ra khá phổ biến. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi sử dụng bằng giả để xin việc mà có thể bị xử lý hành chính, kỷ luật hoặc hình sự. Vậy, việc sử dụng bằng giả để xin việc sẽ bị tội gì? Hãy cùng vói Luật Sư X đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Sử dụng bằng giả để xin việc phạm tội gì?

Trong trường hợp việc sử dụng bằng giả để xin việc đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự của “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sư 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo đó, mức phạt đối với người có hành vi làm giả con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Sử dụng con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng… thì mức phạt cao nhất là 07 năm tù.

Ngoài việc bị xử lý với hình phạt chính như trên; người phạm tội có thể bị phạt bổ sung với hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Sử dụng bằng giả để xin việc bị phạt hành chính bao nhiêu?

Ngoài ra, nếu các yếu tố cấu thành tội phạm không đủ; thì người có hành vi sử dụng bằng giả có thể bị xử lý vi phạm hành chính; theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP; quy định mức xử phạt hành chính đối với người vi phạm quy định về sử dụng; và công khai thông tin cấp văn bản, chứng chỉ.

Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;

b) Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;

c) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác; hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa, mức phạt từ 05 triệu đồng – 10 triệu đồng.

Ngoài bị phạt tiền, người sử dụng bằng giả còn bị tịch thu bằng giả đã sử dụng.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Mua bằng giả để xin việc sẽ bị xử lý thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ bị xử lý thế nào?

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.

Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định của pháp luật bị xử lý thế nào?

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Cấp Văn bằng, chứng chỉ không đúng thời hạn bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cấp Văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ không đúng thời hạn quy định của pháp luật hiện hành.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm