Tội làm giả con dấu

bởi
Tội làm giả con dấu

Con dấu là hình thức thể hiện pháp lý vô cùng quan trọng; thể hiện tầm quan trọng của một văn bản. Sở dĩ vì việc ký tên chưa chắc đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của văn bản được ký kết. Do đó, hành vi làm dấu giả được coi là hành vi vi phạm pháp luật hình sự vô cùng nghiêm trọng. Trong pháp luật nước ta có quy định về tội làm giả con dấu. Vậy có phải tất cả hành vi làm con dấu giả đều bị khép vào tội làm giả con dấu không? Hãy cùng với chuyên trang Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này nhé: 

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Tội làm giả con dấu là gì?

Tại Điều 341 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); thì tội sử dụng con dấu được ghép với một tội danh dầy đủ là “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Theo đó tội này được hiểu như sau: Tội làm giả con dấu là hành vi tạo ra con dấu giả mạo; không phải do cơ quan có thẩm quyền làm ra.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 99/2016/NĐ-CP; về quản lý và sử dụng con dấu thì “con dấu” được định nghĩa là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý; được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.

Điều kiện sử dụng con dấu như sau:

Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.

Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.

Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Tội làm giả con dấu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tội làm giả con dấu quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự; bao gồm 3 khoản đầu tiên quy định về hình phạt chính và 1 quy định về hình phạt bổ sung; trong đó khung hình phạt chính cao nhất là từ 03 đến 07 năm; cụ thể như sau: 

+ Có tổ chức; 

+ Phạm tội 02 lần trở lên; 

+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; 

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng; hoặc tội phạm nghiêm trọng; 

+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; 

+ Tái phạm nguy hiểm. 

Khung hình phạt ở khoản 3:

+ Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; 

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng; hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 

Khung hình phạt ở khoản 4:  

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Làm giả con dấu bị phạt hành chính bao nhiêu?

Trong một số trường hợp; hành vi làm giả con dấu không có đủ những yếu tố cấu thành tội phạm được quy định ở Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015; thì phải chăng,hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật ? Điều này đã được Nhà nước ta khắc phục trong các văn bản liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, tại Điều 12 Nghị định 167/2013; quy định về hình thức xử phạt đối với việc vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau:

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm d Khoản 3; Điểm c, d Khoản 4 Điều 12;

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi con dấu đối với hành vi quy định tại Điểm b, đ, e Khoản 2; Điểm c Khoản 3; Điểm c, d Khoản 4 Điều 12;

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ Luật sư tranh tụng, Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Thủ tục xin cấp lại con dấu pháp nhân khi bị mất, hỏng

Câu hỏi thường gặp

Con dấu có hình biểu tượng là gì?

Con dấu có hình biểu tượng là con dấu trên bề mặt có hình ảnh tượng trưng của cơ quan, tổ chức đó được pháp luật công nhận hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Dấu ướt là gì?

Dấu ướt là con dấu trên bề mặt có nội dung thông tin, hình thức, kích thước theo quy định; khi sử dụng con dấu dùng chất liệu mực để đóng lên văn bản, giấy tờ sẽ in nội dung thông tin trên bề mặt con dấu.

Có những loại con dấu nào?

Con dấu quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP; bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy; con dấu có hình biểu tượng; con dấu không có hình biểu tượng; được sử dụng dưới dạng dấu ướt; dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.

Con dấu là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ; quy định con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý; được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm