Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng; là tiền đề, điều kiện cần thiết; để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; là một mặt của năng lực chủ thể. Với tầm quan trọng như vậy; thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.
Căn cứ pháp lý:
Khái niệm năng lực pháp luật dân sự
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự như sau:
Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Theo đó; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân đó được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Năng lực này có từ khi sinh ra; và chấm dứt khi người đó chết.
Ví dụ: quyền được khai tên, quyền được sống,….
Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật; mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.
- Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất kỳ lý do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc…). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân; nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ; và của cá nhân khác. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể; và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.
- Điều 18 Bộ luật dân sự quy định như sau:
Điều 18. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể.
Ví dụ: Người nước ngoài không có quyền sở hữu nhà ở nên không được phép mua bán nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ: Tòa án ra quyết định cấm cư trú đối với một người nào đó đã hạn chế năng lực pháp luật cụ thể của người đó trong khoảng thời gian xác định.
- Tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự.
Nội dung về pháp luật dân sự của cá nhân
Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Như vậy; nội dung của pháp luật dân sự của cá nhân gồm 3 nhóm chính:
Nhóm 1: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
Ví dụ: quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền xác định lại giới tính, quyền chuyển đổi giới tính; quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình..
Nhóm 2: Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
Quyền sở hữu: tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị,…
Quyền thừa kế: quyền hưởng di sản thừa kế, để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Nhóm 3: Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Ví dụ: bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc không có ủy quyền,….
Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh…
- Thời điểm bắt đầu có năng lực pháp luật dân sự là: khi người đó sinh ra.
- Thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân: khi người đó chết.
Lưu ý: có trường hợp ngoại lệ “Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại”. Như vậy, thai nhi đã được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.
Câu hỏi thường gặp
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân đó được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Năng lực này có từ khi sinh ra; và chấm dứt khi người đó chết.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh…
Thời điểm bắt đầu có năng lực pháp luật dân sự là: khi người đó sinh ra.
Thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân: khi người đó chết.
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về
Năng lực pháp luật dân sự là gì và được quy định như thế nào?
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833 102 102.