Ném gạch đá lên đường cao tốc bị xử lý như thế nào theo quy định?

bởi PhuongMai
Ném gạch đá lên đường cao tốc bị xử lý như thế nào theo quy định?

Đường cao tốc vẫn được coi là một cung đường vừa thuận tiện nhưng cũng không kém phần nguy hiểm. Đường cao tốc nguy hiểm bới tốc độ thấp nhất khi lên cao tốc là 50 km/h; bên cạnh đó, đường cao tốc phải duy trì tốc độ cao trong thời gian dài; bên cạnh là những xe có khối lượng lớn và rất cồng kềnh. Điều này vô tình tạo ra sự nguy hiểm bởi khó tránh xe và dễ bị xe khác tông trúng. Chính vì vậy, việc ném gạch đá lên đường cao tốc gây ra sự nguy hiểm lớn. Vậy ném gạch đá lên đường cao tốc bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Gần đây, nhiều tin báo về vấn đề có người ném gạch, đá lên đường cao tốc; gây nguy hiểm cho những phương tiện đang lưu thông. Gần đây nhất; trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên; hai vợ chồng anh C đang lưu thông trên đường bằng xe ô tô của gia đình; thì bị một nhóm thanh niên đứng trên cầu ném gạch xuống khiến kính chắn gió của xe bị vỡ. Rất may mắn, vụ việc không gây thiệt hại về người nhưng kính chắn gió của chiếc xe bị hỏng và cần thay toàn bộ kính. Đây có thể coi là hành vi nguy hiểm do hành vi này có thể gây ra tai nạn giao thông. Thậm chí là tai nạn liên hoàn nếu không cẩn thận.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Hành vi ném gạch đá lên đường cao tốc

Theo đó, đây là hành vi đã từng xảy ra khá nhiều. Nhưng vào thời điểm hiện tại; hành vi này đang một lần nữa nổi lên. Nhiều xe đang lưu thông trên đường cao tốc đột nhiên bị đá, gạch bay vào gây vỡ kính xe. May mắn thay, do những người bị trúng hầu như đang điều khiển xe ô tô nên thiệt hại về người là không xảy ra.

Xử lý hành chính đối với hành vi ném gạch đá lên đường cao tốc

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi ném gạch, đá lên đường cao tốc có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Tuy nhiên, mức phạt này chỉ áp dụng trong trường hợp hành vi ném gạch, đá hoặc bất kỳ vật nào lên đường cao tốc gây thiệt hại dưới 2.000.000 đồng mà không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Có thể thấy, mức phạt hành chính hiện tại vẫn được quy về mức phạt trong trường hợp có hành vi hủy hoại tài sản của người khác; chưa xét đến những yếu tố như mức độ nguy hiểm đối với người tham gia giao thông do hành vi ném gạch, đá hoặc bất kỳ vật nào gây ra.

Hay nói cách khác; việc xử phạt hành chính gắn liền với hậu quả thiệt hại thực tế gây ra.

Tuy nhiên, nhóm thanh niên trên chỉ bị xử lý nếu độ tuổi từ 14 tuổi trở lên.

Bồi thường thiệt hại đối với hành vi ném gạch đá lên đường cao tốc

Bên cạnh đó, hành vi ném gạch đá kéo theo thiệt hại về tài sản cho người đi đường. Vậy nên, việc ném gạch đá lên đường cao tốc nếu gây thiệt hại sẽ kéo theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, việc bồi thường thiệt hại sẽ do bên gây thiệt hại bồi thường cho bên bị thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại sẽ là bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Nếu bên bị thiệt hại cũng có lỗi thì phần thiệt hại nằm trong lỗi của bên bị thiệt hại; bên gây thiệt hại sẽ không phải bồi thường. Tuy nhiên, trường hợp này; lỗi hoàn toàn ở bên gây thiệt hại; vậy nên, bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại mà cụ thể ở đây là kính chắn gió của xe đã bị vỡ.

Tuy nhiên, do chủ thể gây thiệt hại ở đây là một nhóm thanh niên. Vậy nên, tùy thuộc vào độ tuổi của nhóm thanh niên kia mà chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là nhóm thanh niên hoặc cha mẹ, người giám hộ của nhóm thanh niên đó.

Xử lý hình sự đối với hành vi ném gạch đá lên đường cao tốc

Bên cạnh đó, nếu hành vi ném gạch đá lên đường cao tốc gây thiệt hại về tài sản hơn 2.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; đã bị kết án về tôi này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tài sản là bảo vật quốc gia; dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; để che giấu tội phạm khác; vì lý do công vụ của người bị hại; tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm trong trường hợp: gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Trong đó, hành vi ném gạch đá lên đường cao tốc có thể đưa vào hành vi gây thiệt hại cho tài sản của người khác. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; nếu nhóm thanh niên trên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; thì chỉ bị chịu trách nhiệm đối với tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng về tội hủy hoại tài sản của người khác. Còn nếu nhóm thanh niên trên từ đủ 16 tuổi trở lên; thì nhóm này sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tội hủy hoại tài sản của người khác.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Ném gạch đá lên đường cao tốc bị xử lý như thế nào theo quy định?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi ném đá vào phương tiện đang lưu thông bị xử lý như thế nào?

Theo đó, hành vi ném đá vào phương tiện đang lưu thông sẽ bị xử lý hành chính; xử lý hình sự đối với hành vi hủy hoại tài sản của người khác. Bên cạnh đó; hành vi ném đá còn phải đối mặt với mức bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị ném đá.

Hành vi lạng lách khiến người người tham gia giao thông gặp khó khăn sẽ bị xử lý như thế nào?

Hành vi lạng lách, đánh vóng, đua xe khiến người tham giao giao thông gặp khó khăn sẽ bị xử lý về 1 trong 2 tội: Tội đua xe trái phép hoặc tội cản trở giao thông. Việc bị xử lý về tội danh nào sẽ tùy thuộc vào từng yếu tố cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm