Ném mắm tôm, ném sơn vào nhà con nợ có phạm luật?

bởi Luật Sư X
ném sơn

Để thu hồi lại khoản nợ đã cho vay, nhiều người sử dụng cách đe dọa, ném sơn, ném mắm tôm vào nhà người đang vay nợ thì có bị xử phạt hay không? và mức phạt là bao nhiêu?

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự năm 2015
  • Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

1. Có vay phải có trả

Dù bất cứ lý do gì thì khi vay tiền phải xác định có nghĩa vụ để hoàn lại số tiền đó cho người vay. Trong trường hợp người vay có khả năng trả nhưng cố tình không trả hoặc trốn tránh, rời khỏi địa phương thì có thể khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp người vay không đủ khả năng để trả có thể khởi kiện dân sự để tòa án ghi nhân.

Do đó, hành vi dùng vũ lực, đánh đập, đe dọa nhà con nợ là hành vi phạm pháp. 

2. Sẽ xử lý hình sự 

Với hành vi ném mắm tôm, sơn vào nhà, phương tiện, tài sản của người khác có thể bị khởi tố hình sự với tội danh liên quan đế hủy hoại tài sản của người khác được quy định tại điều 178 của Bộ luật hình sự 2015 mà mức xử phạt cao nhất lên tới 20 năm tù:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, không nên và cũng không được phép sử dụng cái sai này để chống lại một cái sai khác. Điều đó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn mà thôi.

Hãy lưu ý!

Bài viết tham khảo:

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm