Xin chào luật sư. Hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Do tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp tôi chưa thể về quê nhận thẻ căn cước công dân gắn chíp. Tôi muốn ủy quyền cho em gái tôi nhưng hiện tại chỉ mới 17 tuổi. Tôi không nắm rõ các quy định pháp luật hiện nay quy định như thế nào? Người chưa 18 tuổi có được nhận ủy quyền không? Tôi có thể ủy quyền cho em gái mình để nhận thẻ căn cước công dân hay không? Rất mong được luật sư giúp đỡ giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Người chưa 18 tuổi
Người dưới 18 tuổi là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lý, tâm lý và ý thức. Đây là giai đoạn đang phát triển khá phức tạp. Theo Điều 21 Bộ luật dân sự 2015: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”
Người chưa đủ 18 tuổi, hiểu là chưa tới ngày sinh nhật lần thứ 18 của người đó. Ví dụ: Trần Thị A sinh ngày 01/02/2002 thì ngày 01/02/2002 sẽ được xem là đủ 18 tuổi. Chưa tới 01/02/2002 thì được xem là chưa đủ 18 tuổi.
Có thể bạn quan tâm:
Các trường hợp không được ủy quyền
Một vài trường hợp thường thấy không được ủy quyền như sau:
- Trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình như Đăng ký kết hôn; Ly hôn; Nhận cha mẹ, con;…
- Trong quan hệ hình sự như nhận tội thay mình. Vì theo tinh thần của Bộ luật hình sự thì việc quy định các chế tài xử lý là nhằm mục đích răn đe, giáo dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, nếu như cho phép ủy quyền người khác nhận tội thay mình thì không thể hiện đúng bản chất, mục đích của việc ban hành Bộ luật hình sự;
- Trong quan hệ hành chính như trong tố tụng hành chính, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba (Khoản 5 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015); Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp; …
- Trong quan hệ kinh tế như cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập; Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản (Khoản 5 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản 2014);…
Có thể bạn quan tâm:
Người chưa 18 tuổi có được nhận ủy quyền không?
Vấn đề này được quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2015. Người chưa 18 tuổi vẫn có thể được nhận ủy quyền. Tuy nhiên, trường hợp người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi; hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng; bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, dù chưa đủ 18 tuổi nhưng bạn vẫn có thể giao kết hợp đồng ủy quyền. Nếu có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó. Có thể là bố mẹ; hoặc người đang trực tiếp nuôi dưỡng.
Nghĩa vụ của bên được ủy quyền
Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;
- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền; Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Người chưa 18 tuổi có được nhận ủy quyền không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã), Phòng Tư pháp, Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền.
1. Giấy uỷ quyền bản chính do người uỷ quyền soạn thảo. Trường hợp bên uỷ quyền chưa soạn thảo sẵn thì có thể đề nghị Phòng Công chứng soạn thảo.
2. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; hoặc giấy chứng minh quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật.
3. Giấy tờ tuỳ thân: CMND, hộ khẩu ….
Giấy ủy quyền không mặc nhiên phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp bắt buộc. Trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giấy ủy quyền thì vẫn có hiệu lực.