Người được ủy quyền có được đứng tên sổ đỏ hay không?

bởi TranQuynhTrang
Người được ủy quyền có được đứng tên sổ đỏ hay không?

Xin chào Luật sư X. Tôi có tìm được một mảnh đất khá ưng ý, dự định sẽ mua mảnh đất này để mở quá kinh doanh mỹ phẩm. Tuy nhiên, vì vài lý do cá nhân nên không tiện đứng tên mảnh đất này, tôi muốn ủy quyền cho người khác đứng tên mảnh đất. Tôi có thắc mắc rằng người được ủy quyền có được đứng tên sổ đỏ hay không? Khi ủy quyền cho người khác như vậy thì có rủi ro gì không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Ủy quyền đứng tên sổ đỏ là gì?

Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo đó, ủy quyền đứng tên Sổ đỏ là việc bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên ủy quyền cho người khác thực hiện toàn bộ thủ tục sang tên Sổ đỏ.

Việc ủy quyền cho người khác sang tên Sổ đỏ phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Người được ủy quyền sang tên Sổ đỏ sẽ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.

Ủy quyền sang tên Sổ đỏ thường được thực hiện dưới 02 hình thức:

  • Hợp đồng ủy quyền: Trường hợp các công việc liên quan đến việc định đoạt tài sản như bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn…
  • Giấy ủy quyền: Thực hiện các công việc hành chính liên quan đến đăng ký biến động hay xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Người được ủy quyền có được đứng tên sổ đỏ hay không?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay thường gọi là Sổ đỏ, Sổ hồng. Đây là chứng thư để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của cá nhân, tổ chức với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở… đó.

Ngoài ra, về việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở trên Sổ đỏ, Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BNTMT quy định như sau:

– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được cấp Giấy chứng nhận được ghi trên Sổ đỏ, Sổ hồng với các thông tin: Họ tên, năm sinh, tên, số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú.

– Chủ sở hữu đất và chủ sử dụng đất không cùng là một người thì sẽ cấp riêng Sổ đỏ, Sổ hồng cho từng người và Sổ cấp cho người nào thì chỉ ghi thông tin của người đó.

Người được ủy quyền có được đứng tên sổ đỏ hay không?
Người được ủy quyền có được đứng tên sổ đỏ hay không?

– Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản và có thoả thuận về việc cấp Sổ đỏ cho người đại diện thì văn bản thoả thuận này phải được công chứng, chứng thực và Giấy chứng nhận này sẽ cấp cho người đại diện đó. Tuy nhiên, trên Sổ đỏ, ngoài dòng ghi thông tin về người đại diện thì vẫn phải ghi đầy đủ các thông tin của các người đồng sử dụng, đồng sở hữu khác.

Theo quy định nêu trên tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo đó, việc uỷ quyền chỉ xảy ra khi các bên có thoả thuận để một bên thực hiện công việc thay mặt cho bên khác và hợp đồng uỷ quyền có thể có hoặc không có thù lao.

Có thể thấy, uỷ quyền là hướng đến việc “thực hiện thay một công việc” trong khi đứng tên trên Sổ đỏ lại thể hiện sự công nhận của Nhà nước về quyền sở hữu, sử dụng nhà, đất của cá nhân. Đây là hai vấn đề không liên quan đến nhau.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, chỉ có trường hợp đại diện đứng tên trên Sổ đỏ khi có nhiều người đồng sở hữu, đồng sử dụng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà không được uỷ quyền đứng tên thay trên Sổ đỏ.

Sổ đỏ đất ghi nhận những nội dung gì?

Quy định về thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của sổ đỏ như sau:

  • Giấy chứng nhận được cấp cho từng cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.
  • Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định ; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.

+ Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.

+ Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.

Tiềm ẩn những rủi ro gì khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ?

Theo Thông tư 23/2014, việc đứng tên trên Sổ đỏ đồng nghĩa là chủ sở hữu, chủ sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Đồng thời, việc đứng tên thay trên Sổ đỏ cũng không được pháp luật công nhận. Theo đó, có thể kể đến một số rủi ro thường gặp khi nhờ người khác đứng tên thay trên Sổ đỏ:

– Người được uỷ quyền không sang tên Sổ đỏ lại cho người uỷ quyền (chủ sở hữu, sử dụng thực sự của quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở), không trả lại tài sản cho người uỷ quyền… sẽ dẫn đến tranh chấp.

– Khi có tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, khó có căn cứ để xác định chủ sở hữu thực sự của quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

– Người được uỷ quyền đứng tên trên Sổ đỏ có thể chuyển nhượng, tặng cho… cho người khác nếu đủ điều kiện…

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Người được ủy quyền có được đứng tên sổ đỏ hay không?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay tìm hiểu về chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Quy định pháp luật về sổ đỏ như thế nào?

Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Theo Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Pháp luật quy định về ủy quyền như thế nào?

Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015.

Chồng ủy quyền cho vợ đứng tên sổ đỏ thì có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?

Theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BNTMT; thì “Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó”. Vậy nên bắt buộc phải công chức; chứng thực.

3/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm