Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp khiến người dân càng lo ngại. Ở nhiều tỉnh thành với số ca mắc bệnh ngày càng tăng; những người lao động không khỏi lo lắng vì nguy cơ họ bị mắc bệnh là rất cao. Vì thế nhiều người để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình; họ đã lựa chọn tạm thời hoãn công việc. Vậy người lao động có được hoãn thực hiện hợp đồng lao động hay không?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu sau đây.
Tôi ký làm ở công ty được 1 năm; do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp nên muốn tạm hoãn thực hiện hợp đồng đến khi dịch chỗ tôi cơ bản được khống chế. Vậy tôi có được tạm hoãn công việc hay không?. Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
Người lao động hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi nào?
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là việc người lao động tạm thời không thực hiện hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Vì nhiều lí do mà họ phải tạm dừng công việc như chăm sóc người thân; khám chữa bệnh, điều trị bệnh trong thời gian dài,… Người lao động cần có một khoảng thời gian để điều chỉnh; xử lý vấn đề nên không thể tiếp tục đi làm thời gian đó.
Trường hợp người lao động hoãn thực hiện hợp đồng lao động?
Căn cứ Khoản 1 điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019; các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
1. Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ; hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
5. Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
6. Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
7. Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.
8. Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Vậy trường hợp người lao động nếu muốn tạm dừng công việc đến khi hết dịch bệnh Covid-19; thì cần thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Quy định về người lao động hoãn thực hiện hợp đồng lao động?
Doanh nghiệp khi xây dựng nội quy lao động không bắt buộc phải quy định về vấn đề này trong nội quy. Doanh nghiệp và người lao động chỉ cần thỏa thuận; và căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Bộ luật lao động 2019 để thực hiện tạm hoãn. Mặc dù vậy, khi thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng nên được lập thành văn bản; và lưu kèm với hợp đồng lao động đã giao kết trước đó.
Ngoài ra, khi áp dụng tạm hoãn hợp đồng theo các trường hợp trên; người lao động giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn với doanh nghiệp, nếu họ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì thời gian mà người lao động nghỉ khi tạm hoãn không tính vào thời gian người lao động thực hiện hợp dồng. Trong thời gian tạm hoãn ; người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động; trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác (Khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019). Theo đó người lao động sẽ không được hưởng bất kì lợi ích nào khi tạm hoãn hợp đồng lao động.
Căn cứ điều 31 Bộ luật Lao động năm 2019, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người đó trở lại làm công việc theo hợp đồng đã giao kết nếu còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Giải quyết vấn đề
Bạn hãy cân nhắc mức độ diễn biến phức tạp của dịch nơi bạn đang sinh sống trước khi tạm hoãn công việc. Bởi vì bạn sẽ không nhận được bất cứ quyền lợi hay lương trong thời gian này. Việc tạm hoãn hợp đồng vì dịch Covid-19, bạn sẽ phải thỏa thuận với người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Người lao động có được hoãn thực hiện hợp đồng lao động hay không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong những trường hợp sau đây:
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi quấy rối tình dục sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nghị định này quy định những người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích; trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.