Người phạm tội dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự?

bởi Trà Ly
Người phạm tội dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Theo pháp luật Việt Nam, khi truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan có thẩm quyề phải xem xét đến độ tuổi của người phạm tội. Đối với một số tội có quy định về độ tuổi thì sẽ có mức độ xử phạt khác nhau. Có thể nhiều người đã biết người từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội danh theo quy định. Vậy, người phạm tội dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015

Quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.

Trong đó, để xác định trách nhiệm hình sự của một người khi phạm tội nào đó cần phải xem xét độ tuổi của người này có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đó hay không.

Như vậy, có thể hiểu tuổi chịu trách nhiệm hình sự là độ tuổi mà người phạm tội sẽ phải chịu các trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

Người phạm tội dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 thì người dưới 14 tuổi không đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội.

Khi người dưới 14 tuổi phạm tội sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo Điều 90, 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Cụ thể như sau:

– Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý theo Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 sẽ bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

– Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng.

Tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được hiểu như sau:

– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 – 15 năm tù.

– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 – 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp giáo dục nêu trên, nếu người dưới 14 tuổi phạm tội có gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015:

– Trường hợp người dưới 14 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

– Trường hợp người dưới 14 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

Người phạm tội dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau:

+ Tội giết người (Điều 123)

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134)

+ Tội hiếp dâm (Điều 141)

+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)

+ Tội cưỡng dâm (Điều 143)

+ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144)

+ Tội mua bán người (Điều 150)

+ Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)

+ Tội cướp tài sản (Điều 168)

+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)

+ Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)

+ Tội cướp giật tài sản (Điều 171)

+ Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)

+ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)

+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)

+ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249)

+ Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)

+ Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)

+ Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252)

+ Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265)

+ Tội đua xe trái phép (Điều 266)

+ Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286)

+ Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 287)

+ Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289)

+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290)

+ Tội khủng bố (Điều 299)

+ Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303)

+ Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304)

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Người phạm tội dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Bản cam kết an toàn giao thông trong quân đội. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Người dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm thì áp dụng những biện pháp giáo dục nào?

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) có quy định người từ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi khi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm thì có thể áp dụng biện pháp giáo dục sau:
– Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nếu thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
– Áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nếu thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.

Trẻ em phạm tội bị kết án thì có án tích không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Điều 107. Xóa án tích
1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
Trẻ em phạm tội là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội bị kết án được coi là không có án tích.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm