Nhặt được của rơi có được giữ lại không?

bởi Luật Sư X
Nhặt được của rơi có được giữ lại không?
Đôi khi, ta bắt gặp đồ do người khác đánh rơi, bỏ quên như ví, điện thoại, túi xách,…  ta tự hỏi mình nên làm gì với món đồ này, nhất là khi nó là tài sản có giá trị. Vậy pháp luật quy định thế nào về quyền sở hữu của tài sản? Nhặt được của rơi có được giữ lại không?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Tài sản thuộc sở hữu của ai?

Nhặt được của rơi thì không được giũ lại, nhưng vẫn có thể được sở hữu. Đây là nguyên tắc khi nhặt được của rơi.

Bộ luật dân sự quy định về quyền sở hữu với tài sản bị bỏ rơi như sau:

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

….

 

Cụ thể, khi nhặt được tài sản, bạn phải trả lại cho người bị mất. Nếu không biết người đó là ai thì bạn phải nộp lại tài sản cho UBND xã hoặc công an xã để thông báo công khai.

Sau 1 năm thông báo công khai, nếu không có ai nhận tài sản thì sẽ xử lý như sau:

  • Tài sản có giá trị ≤ 10 tháng lương cơ sở: Bạn trở thành chủ sở hữu và được nhận tài sản
  • Tài sản có giá trị > 10 tháng lương cơ sở: Bạn được nhận khoản tiền sau sau khi trừ chi phí bảo quản; phần còn lại thuộc về nhà nước:
    • 10 tháng lương cơ sở
    • 50% giá trị phần vượt quá 10 tháng lương cơ sở 
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.390.000 đồng/tháng.

2. Không trả lại tài sản bị tội gì?

Nếu bạn nhặt được của rơi mà không trả lại hay nộp cho cơ quan nhà nước thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Xử phạt hành chính:

Nếu tài sản chỉ ở mức nhỏ, trị giá dưới 10 triệu đồng thì người đó sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

 

Xử lý hình sự:

Nếu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên thì người phạm tội có thể bị xử lý hình sự theo điều 176 bộ luật hình sự 2015:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu giá trị của tài sản quá lớn thì mức án tối đa người đó phải nhận có thể đến 5 năm tù.

Hình phạt thì nghe có vẻ rất đáng sợ, nhưng thực tế có lẽ chưa có ai bị xử phạt vì hành vi “nhặt được của rơi, tạm thời đút túi này”. Pháp luật vẫn chưa có quy định để bảo đảm thực thi đầy đủ và chính xác.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
 
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm