Những điều cán bộ, công chức không được làm trong dịp Tết

bởi NguyenDucThuan
Những điều cán bộ, công chức không được làm trong dịp Tết

Cán bộ, công chức là đối tượng đặc biệt chịu sự quản lý của Nhà nước. Với tư cách chủ thể đặc biệt, pháp luật cũng đặt ra rất nhiều quy định đối với cán bộ và công chức. Trong đó có thể kể đến những quy định cấm mà cán bộ, công chức không được làm trong dịp tết. Ngày 08/12/2021, BCHTW Đảng ban hành Chỉ thị 11-CT/TW về việc tổ chức tết Nhâm Dần 2022. Nội dung chỉ thị này đã nêu rõ trách nhiệm của cán bộ và công chức trong dịp Tết. Vậy, Những điều cán bộ công chức không được làm trong dịp Tết là gì?

Tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X

Cơ sở pháp lý

Cán bộ, công chức là gì?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn; bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Những điều cán bộ, công chức không được làm trong dịp Tết

Ngày 08/12/2021, BCHTW Đảng ban hành Chỉ thị 11-CT/TW về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022. Theo đó, cán bộ công cức không được làm những việc sau trong dịp tết:

Hành vi biếu quà và nhận quà

Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; ….

Cụ thể:

  • Việc tranh thủ mọi lúc, mọi nơi nhất là các dịp lễ, tết để tặng quà, tiền, bất động sản… nhằm đạt được vị trí, chức vụ, quyền lợi là biểu hiện của chạy chức, chạy quyền. Không chỉ cấm cán bộ, công chức đi tặng quà, biếu quà Tết các lãnh đạo mà Nghị định số 59/2019/NĐ-CP tại Điều 24 cũng quy định: Cấm dùng ngân sách nhà nước để tặng quà Tết lãnh đạo. Theo đó, tài sản công chỉ được dùng làm quà tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và thực hiện chế độ, chính sách. 
  • Bên cạnh đó, Điều 25 Nghị định 59/2019/NĐ-CP nghiêm cấm việc cán bộ, công chức nhận quà trực tiếp hoặc gián tiếp dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 59/2019/NĐ-CP.

Tham gia các hoạt động

Không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi….

Xe công chỉ được sử dụng trong quá trình làm việc của cơ quan, đơn vị. Do đó, cán bộ, công chức không được sử dụng phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, Lễ hội. Tùy vào tính chất, mức độ mà hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức hoặc thậm chí là buộc thôi việc. Trong đó, căn cứ để áp dụng các hình thức kỷ luật là Điều 77, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP năm 2019 của Chính phủ.

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022
BCHTW Đảng ban hành Chỉ thị 11-CT/TW

Các hành vi bị cấm khác

Những điều cán bộ, công chức không được làm trong dịp Tết còn bao gồm các hành vi bị cấm chung như:

Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức

Chơi bài, đánh bạc trái phép là một trong những hành vi bị cấm của pháp luật. Theo đó, người nào đánh bạc trái phép bằng hình thức xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ… mà được, thua bằng tiền, hiện vật… thì có thể bị một trong các hình thức xử lý sau đây:

– Phạt tiền đến 20 triệu đồng (theo Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP);

– Phạt tù đến 07 năm về Tội đánh bạc nêu tại Điều 321 Bộ luật Hình sự hiện nay.

– Đảng viên nếu đánh bạc trái phép thì có thể bị khai trừ khỏi Đảng theo quy định tại Điều 31 Quy định 102 năm 2017.

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không được đánh bạc, vào casino đánh bạc, đặc biệt trong dịp Tết.

Cấm sử dụng rượu bia

Theo đó, pháp luật quy định Cấm cán bộ, công chức uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc

Từ ngày 01/01/2020 cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ; người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân; học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

Chế tài tử lý: Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực đã tăng mạnh mức phạt khi sử dụng nồng độ cồn tham gia giao thông.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về “Những điều cán bộ, công chức không được làm trong dịp Tết“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

  1. Facebook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là hành vi chạy chức chạy quyền

Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là các dịp lễ Tết, sinh nhật và các cơ hội khác, sử dụng danh nghĩa tình cảm cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác để tặng quà, tiền, bất động sản, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền hoặc người có liên quan; nhằm mục đích được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

Trách nhiệm kỷ luật của cán bộ công chức

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tết Nhâm Dần 2022 nghỉ mấy ngày?

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệ;, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội sẽ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2022 với 5 ngày liên tục từ thứ hai; (ngày 31.1.2022 Dương lịch) đến hết thứ sáu (ngày 4.2.2022 Dương lịch); tức là ngày 29 tháng Chạp năm Tân Sửu đến hết ngày mùng 4 tháng Giêng năm Nhâm Dần.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm