Những điều nên biết khi đi thuê nhà!

bởi Luật Sư X
Những điều nên biết khi đi thuê nhà!

Việc thuê một ngôi nhà, một căn phòng trọ trong thời gian đi làm ở thành phố lớn hay một địa điểm nào đó là một việc rất phổ biến, nhất là những người lao động đến từ nhiều tình thành khác nhau tập trung vào các thành phố lớn. Tuy nhiên, nếu không biết luật, người thuê nhà có thể bị chịu những thiệt thòi về giá phòng, giá điện nước và nhiều quyền khác bị xâm phạm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản

Hợp đồng dân sự nói chung có thể được giao kết thông qua ba hình thức : Bằng miệng, bằng văn bản hoặc bằng hành vi. Tại quy định Luật dân sự 2015, không có quy định nào bắt buộc hợp đồng thuê tài sản phải lập thành văn bản. Tuy nhiên, đối chiếu với Quy định tại Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản.

Nội dung hợp đồng phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau: 

  • Họ tên, địa chỉ của các bên;
  • Mô tả đặc điểm của nhà ở;
  • Thời hạn và phương thức thanh toán tiền thuê;
  • Thời hạn cho thuê…

Cụ thể Thời hạn cho thuê và giá thuê được thực hiện theo quy định Tại Điều 129 Luật Nhà ở 2014:

Điều 129. Thời hạn thuê và giá thuê nhà ở

1. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

2. Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thoả thuận; trường hợp không thoả thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.

3. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình thuê và cho thuê nhà ở.

Cái gì có “giấy trắng mực đen”cũng dễ giải quyết hơn là lời nói và hành vi. Việc lập thành văn bản hợp đồng thuê nhà hay bất cứ hợp đồng nào, có cũng dễ dàng hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền lợi của các bên. Khi ký kết hợp đồng, các bên cần đọc kỹ quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân trước khi đặt bút ký. 

Ký kết hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, tuy nhiên, để tranh rủi ro trong quá trình ký kết, phương án công chứng cũng là một lựa chọn thông minh

2. Được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng khi tiền điện quá cao!

Việc tăng giá điện không báo trước, giá tiền điện quá cao so với quy định hoặc liên tục thay đổi giá điện bất hợp lý là một trong những nguyên nhân hợp pháp để người thuê nhà có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở. Được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 132 Luật Nhà ở 2014

Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:

a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;

b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thoả thuận;

c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

Như vậy, không chỉ việc chủ nhà tăng tiền điện quá cao và bất hợp lý, việc không sửa chữa nhà ở khi bị hư hỏng nặng hay người thuê không được sử dụng tối đa quyền sử dụng nhà thuê thì người thuê được quyền chấm dứt hợp đồng thuê nhà. 

Việc đơn phương chỉ được thực hiện khi báo trước cho chủ nhà ít nhất 30 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc chuyển đi trước hay sau thời hạn này thì pháp luật tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

3. Không đóng tiền nhà 3 tháng sẽ bị “đuổi”

Việc “bị đuổi” nằm trong quyền hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà của chủ nhà trong trường hợp người thuê vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ hợp đồng thuê. Cụ thể đó là không thanh toán tiền nhà 3 tháng mà không có lý do chính đáng. Trường hợp trên được cụ thể hóa từ quy định tại Điểm b Điều 132 Luật Nhà ở 2014.

Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;

b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thoả thuận trong hợp đồng;

d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;

đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;

e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;

g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.

Như vậy, không những không nộp tiền 3 tháng sẽ bị đuổi, mà nếu người thuê vi phạm các quy định như sử dụng nhà thuê không đúng mục đích, tự ý đục phá, …thì sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà. 

Tương tự như người thuê, chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước cho người thuê ít nhất 30 ngày, trừ khi có thỏa thuận khác.

4. Nên có kiến thức, hiểu biết về giá điện, nước theo quy định

Theo quy định của Bộ Công Thương tại Quyết định 648/QĐ-BCT, từ ngày 20 tháng 3 năm 2019, giá bán lẻ điện sinh hoạt dao động từ 1.678đồng/kWh – 2.927 đồng/kWh, tùy vào lượng tiêu thụ điện. Song, nhiều chủ nhà trọ tự ý tăng lên 4000đ-5000 đồng/kWh.  

Nếu là một người nắm rõ giá điện, bạn có thể yêu cầu điều chỉnh giá điện sao cho đúng quy định và bảo vệ quyền lợi của bạn. Hành vi tăng giá điện bất hợp pháp, chủ nhà trọ sẽ bị xử phạt hành chính.

Về xử phạt vi phạm, Nghị định 134/2013/NĐ-CP, Xử phạt chủ nhà trọ từ 7 đến 10 triệu đồng đối với hành vi thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.

Điều 12. Vi phạm các quy định về sử dụng điện

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.

Như vậy, là một người thuê nhà trọ thông minh, bạn cần phải nắm rõ những quy định trên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình nhé.

 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm