Khu vực cấm bay, cấm sử dụng flycam là điều mà những “dân chơi” flycam chân chính phải biết. Việc bay trong ku vực này là điều cấm, cũng không được cấp giấy phép bay khi thực hiện thủ tục. Vậy những khu vực đó là khu vực nào?
Xin chào luật sư, tôi đang làm thủ tục xin giấy phép bay flycam nhưng bị từ chối hồ sơ vì hoạt động thiết bị trong khu vực cơ quan đảng, chính phủ. Tôi muốn hỏi như vậy có đúng không? và những khu vực cấm bay flycam cụ thể là như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
- Luật hàng không dân dụng 2006
- Nghị định 36/2008/NĐ-CP
- Nghị định 79/2011/NĐ-CP
- Quyết định 160/2004/QĐ-TTg
- Quyết định 144/2004/QĐ-BQP
- Quyết định Số 160/2004/QĐ-TTg
Nội dung tư vấn
1. Bay ở những nơi bị cấm bay là hành vi vi phạm pháp luật
Cùng với những hành vi như bay không có giấy phép, chở những chất cấm – chất phóng xạ thì việc bay trên những khu vực cấm theo quy định của pháp luật cũng là hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, quy định này được cụ thể hóa tại Điều 14 Nghị định 36/2008/NĐ-CP như sau:
Điều 14. Nghiêm cấm các hành vi
1. Tổ chức các hoạt động bay khi chưa có phép bay.
2. Tổ chức hoạt động bay không đúng khu vực, điều kiện, giới hạn quy định. Vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia.
3. Mang chở các chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ trên tàu bay hoặc phương tiện bay.
4. Phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại.
5. Lắp các thiết bị và thực hiện việc quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.
6. Treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn phát loa tuyên truyền ngoài quy định của cấp phép bay.
7. Không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.
Những người chơi drone, flycam chân chính phải nắm rõ quy định này để có thể tránh được rủi ro pháp lý khi vận hành “đồ chơi” của mình.
2. Khu vực nào là khu vực cấm bay flycam
Quy định khu vực cấm bay được trải dài qua nhiều văn bản pháp luật, trong đó sẽ bao gồm:
- Nghị định 36/2008/NĐ-CP
- Nghị định 79/2011/NĐ-CP
- Quyết định 160/2004/QĐ-TTg
- Quyết định 144/2004/QĐ-BQP
- Quyết định Số 160/2004/QĐ-TTg
Tất nhiên, để các bạn dễ hình dung thì tôi sẽ cụ thể hóa bằng việc kê khai dưới đây:
Theo luật hàng không dân dụng 2006 thì nguyên tắc áp dụng khu vực cấm bay như sau:
Điều 9. Thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
1. Bộ Quốc phòng thống nhất với Bộ Giao thông vận tải việc thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay nhằm mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Trong trường hợp quyết định cấm bay hoặc hạn chế bay tạm thời, Bộ Tổng Tham mưu thông báo ngay cho Quân chủng Phòng không – Không quân, Cục Hàng không Việt Nam và Trung tâm quản lý luồng không lưu; các quyết định trên có hiệu lực ngay. Trung tâm quản lý luồng không lưu thông báo ngay cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để phối hợp tổ chức triển khai thực hiện; Trung tâm Thông báo tin tức hàng không phát Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) phù hợp về khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đã được thiết lập, hủy bỏ.
3. Cục Hàng không Việt Nam thông báo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), các cơ quan, đơn vị có liên quan và công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP) của Việt Nam về khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đã được thiết lập, điều chỉnh và hủy bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo quyết định số 160/2004/QĐ-TTg, những khu vực cấm bay flycam, địa điểm cấm (bao gồm người, phương tiện, vật liệu …) không được tiếp cận bao gồm:
1. Các công trình phòng thủ biên giới, phòng thủ vùng trời, phòng thủ vùng biển.
2. Các khu vực công nghiệp quốc phòng, công an; các khu quân sự, khu công an, doanh trại quân đội nhân dân, doanh trại công an nhân dân, sân bay quân sự, quân cảng, kho vũ khí của quân đội nhân dân, công an nhân dân.
3. Các kho dự trữ chiến lược quốc gia.
4. Các công trình, mục tiêu đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.
5. Khu vực biên giới (trừ các thị xã, thị trấn và các điểm du lịch đã được Chính phủ cho phép; các trường hợp có giấy tờ hợp lệ xuất nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ, đường sắt, các trường hợp công dân nước thứ ba được qua lại theo Hiệp định về Quy chế biên giới mà Việt Nam đã tham gia ký kết).
6. Khi có tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và trong trường hợp có thảm họa do thiên nhiên, con người, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô lớn, đe dọa nghiêm trọng, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của nhân dân, Nhà nước, mà Nhà nước chưa ban bố tình trạng khẩn cấp thì Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được quyền xác định khu vực cấm, địa điểm cấm tạm thời đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài.
7. Những khu vực đặt biển cấm ( “khu vực cấm”, “địa điểm cấm”)
Theo quyết định 144/2004/QĐ-BQP của Bộ Quốc Phòng về các khu vực cấm bay flycam, không cấp phép bay bao gồm những tọa độ như sau:
1. Khu vực cấm 1 (VVP1) Khu vực Thủ đô Hà Nội:
– Giới hạn ngang: Phạm vi bán kính 6 Km, tâm khu vực có toạ độ 21009’30”N – 105050’30”E, từ hướng 1400 đến hướng 3200 theo chiều kim đồng hồ, trừ phần phía Đông Nam đường thẳng nối từ toạ độ 21001’21”N – 105052’20”E đến toạ độ 21000’25”N – 105051’24Ê.
– Giới hạn cao: Từ mặt đất đến vô cùng.
– Thời gian cấm bay: 24/24 giờ trong ngày.
2. Khu vực cấm 2 (VVP2) Khu vực thành phố Hải Phòng
– Giới hạn ngang: Phạm vi 4 điểm có toạ độ:
20053’48”N – 106041’05”E; 20053’00”N – 106044’10”E.
20049’35”N – 106042’20”E; 20050’30”N – 106039’50”E.
– Giới hạn cao: Từ mặt đất đến 1500m.
– Thời gian cấm bay: 24/24 giờ trong ngày.
3. Khu vực cấm 3 (VVP3) Khu vực thành phố Đà Nẵng
– Giới hạn ngang: Phạm vi 4 điểm có toạ độ:
16005’00”N – 108013’40”E; 16002’50”N – 108013’40”E.
16002’50”N – 108012’25”E; 16004’18”N – 108012’25”E.
– Giới hạn cao: Từ mặt đất, mặt nước đến 1500m.
– Thời gian cấm bay: 24/24 giờ trong ngày.
4. Khu vực cấm 4 (VVP4) Khu vực thành phố Hồ Chí Minh
– Giới hạn ngang: Phạm vi 4 điểm có toạ độ:
10047’50”N – 106038’20”E; 10049’25”N – 106044’40”E.
10043’45”N – 106038’35”E; 10045’12”N – 106043’22”E.
– Giới hạn cao: Từ mặt đất đến 3000m.
– Thời gian cấm bay: 24/24 giờ trong ngày.
5. Các toạ độ nêu trong văn bản này tính theo hệ toạ độ WGS-84.
Để được hỗ trợ và tra cứu tốt nhất về điều kiện bay cũng như giấy phép bay flycam, drone. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số máy: 0833 102 102
Hi vọng bài viết “những khu vực cấm bay flycam, drone” này sẽ có ích với bạn!
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Tại sao phải có khu vực cấm bay” answer-0=”Khu vực cấm bay là khu vực nhạy cảm mang tính bí mật quốc gia, quân sự, quản lý nhà nước. Những khu vực này thường là cơ quan đảng, nhà nước, khu vực quân đội đóng quân … và rõ ràng sử dụng thiết bị bay trên vùng trời này là không hợp pháp. ” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Bay trong khu vực cấm bay thì sao?” answer-1=”Việc bay trong khu vực bị cấm là điều vi phạm pháp luật, có thể bị tịch thu thiết bị, xử phạt hành chính và trách nhiệm cao hơn về hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Xin bay trong khu vực cấm bay có được không?” answer-2=”Thường sẽ không xin được giấy phép bay flycam trong khu vực này trừ những trường hợp đặc biệt mang tính chất chính trị, quản lý hành chính nhà nước” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]