Hợp đồng đào tạo nghề được sử dụng khá nhiều trong hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho học viên, người lao động và là cơ sở pháp lý giữa bên đào tạo nghề và bên học viên, người lao động. Hợp đồng đào tạo nghề chịu sự điều chỉnh của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Lao động, do đó trong hợp đồng có những điều khoản rất đặc thù. Vậy trong hợp đồng đào tạo nghề gồm những nội dung là gì?
Để giải đáp câu hỏi trên mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng đào tạo nghề là gì?
Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp và chương trình đào tạo thương xuyên (1), (2), (3), (4) tại Mục 2. Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
Ngoài chế độ nhận thực tập theo quy định của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục, theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động cũng có quyền nhận người lao động vào doanh nghiệp để đào tạo nghề tại nơi làm việc. Trong thời gian được đào tạo, người sử dụng lao động và người học nghề, người tập nghề phải giao kết hợp đồng đào tạo nghề với các nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động. Cụ thể, nội dung phải có: nghề đào tạo; địa điểm đào tạo, thời gian và tiền lương đào tạo; chi phí đào tạo; thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động chỉ có thể nhận người học nghề, người tập nghề vào làm việc cho doanh nghiệp dưới hình thức hợp đồng đào tạo nghề chứ không được giao kết dưới hình thức là hợp đồng thực tập vì Bộ luật Lao động không có quy định nào điều chỉnh vể việc giao kết hợp đồng thực tập như vậy.
Đối với các chế độ và quyển lợi của người học nghề, người tập nghề, trong thời gian được đào tạo nghề, người sử dụng lao động cần lưu ý khi áp dụng như sau:
- Thời gian đào tạo nghề: Bộ luật Lao động quy định thời gian học nghề sẽ theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Còn đối với thời gian tập nghề thì sẽ không được quá 03 tháng.
- Tiền lương trong thời gian được đào tạo nghề
- Theo Điều 61.5 Bộ luật Lao động, tùy thuộc vào hiệu suất làm việc của người học nghề, người tập nghề trong thời gian được đào tạo nghề, người sử dụng lao động phải trả cho họ một mức lương hợp lý trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên;
- Mặc dù quy định của Bộ luật Lao động cho phép các bên được quyền thỏa thuận về mức lương, để tránh rủi ro pháp lý về sau cho doanh nghiệp khi người học nghề, người tập nghề khiếu nại về mức lương mà họ được nhận, người sử dụng lao động nên cân nhắc trả cho họ một mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (do các công việc này có thể được xem là lao động đã qua đào tạo, học nghề từ doanh nghiệp tự dạy nghề theo quy định tại Điều 4 khoản 1 Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ);
- Xin lưu ý thêm rằng, ngoài tiền lương của người học nghể, người tập nghề trong thời gian được đào tạo nghề mà người sử dụng lao động có thể phải trả như đã nêu ở trên, Bộ luật Lao động không có quy định cụ thể nào khác về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với việc chi trả các khoản phụ cấp khác cho người học nghề, người tập nghề. Vì vậy, đối với các khoản chi phí khác như tiên đi lại, tiền nhà ở của người học nghề, người tập nghề thì người sử dụng lao động có thể xem xét và đưa ra quyết định hỗ trợ thêm cho họ nếu xét thấy hợp lý, cần thiết và phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Từ đó cho nên, vì người học nghề, người tập nghề còn phải trải qua thời gian được đào tạo nghề rồi mới đi đến việc giao kết hợp đồng lao động (nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động) nên họ sẽ không thuộc đối tượng được hưởng những ngày nghỉ hằng năm trong thời gian được đào tạo nghề. Tuy nhiên, nếu sau đó họ được chính thức nhận vào làm việc cho doanh nghiệp thì thời gian đào tạo nghề của họ vẫn được tính vào thời gian làm việc cho doanh nghiệp để làm cơ sở tính số ngày nghỉ hằng năm của họ.
Quy định về hợp đồng đào tạo nghề
- Hợp đồng đào tạo nghề có thời hạn bao lâu?
Thời gian đào tạo nghề là một trong những điều khoản do hai bên thỏa thuận, thời gian đào tạo hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và sự thỏa thuận tự nguyện của hai bên. Hiện nay, pháp luật không giới hạn thời gian đào tạo trong hợp đồng đào tạo giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Hợp đồng đào tạo nghề có phải đóng bảo hiểm
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Do đó, xét theo quy định trên thì chỉ hợp đồng lao động mới phải đóng bảo hiểm xã hội, còn hợp đồng học nghề thì không cần đóng bảo hiểm xã hội.
- Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành mấy bản
Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành 2 bản do người học giữ 1 bản và doanh nghiệp đào tạo giữ 1 bản. - Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề
- Sau khi người lao động được đào tạo phải làm việc cho người đào tạo lao động theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng đào tạo. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người lao động sau đó tự ý bỏ việc, khiến cho các doanh nghiệp thiếu hụt nhân sự và thiệt hại chi phí đào tạo.
- Trong trường hợp này, người lao động có thể phải bồi hoàn chi phí học nghề cho doanh nghiệp.
Bồi thường hợp đồng đào tạo nghề
Việc bồi thường sẽ thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu có quy định về miễn trách nhiệm bồi thường hợp đồng thì người lao động sẽ không phải bồi thường phí này.
Tuy nhiên, nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động không quy định về trách nhiệm bồi thường thì sẽ thực hiện theo:
Trường hợp 1: Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp
- Luật Lao động 2019 không quy định về trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo trong trường hợp người lao động thực hiện hợp pháp việc chấm dứt hợp đồng lao đồng.
- Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục và nghề nghiệp 2014 lại quy định người tham gia đào tạo do doanh nghiệp trao học bổng với điều kiện phải làm việc cho doanh nghiệp theo thời gian quy định; nếu không thực hiện đúng hợp đồng thì phải bồi thường chi phí đào tạo.
Như vậy, người lao động vẫn có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết.
Trường hợp 2: Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, sẽ:
- Không được trợ cấp thôi việc;
- Phải bù một khoản tiền là nửa tháng lương và những ngày không báo trước tương ứng;
- Phải hoàn lại toàn bộ chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
- Trong trường hợp này, người lao động còn phải bồi thường thêm chi phí đào tạo khác cho người đào tạo lao động
Mẫu hợp đồng đào tạo nghề
Nội dung hợp đồng đào tạo nghề gồm những gì?
Hợp đồng đào tạo gồm các nội dung sau:
- Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;
- Địa điểm đào tạo;
- Thời gian hoàn thành khóa học;
- Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
- Thanh lý hợp đồng;
- Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này còn có các nội dung sau đây:
- Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
- Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;
- Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.
Ngoài ra, hợp đồng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian.
- Xe khách nhồi nhét người ngày Tết bị xử phạt bao nhiêu?
- Thủ tục nhập học trường mầm non công lập trái tuyến năm 2023
- Phí bảo trì đường bộ là gì và việc thu phí này dùng để làm gì?
- Trẻ em được đứng tên sổ tiết kiệm không?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nội dung hợp đồng đào tạo nghề gồm những gì?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến kết hôn với người Hàn Quốc. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thì người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội. Hiện nay, pháp luật không có quy định về “Hợp đồng học việc”. Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định Hợp đồng lao động, Hợp đồng thử việc, Hợp đồng đào tạo nghề. Liên quan đến việc học nghề, tập nghề, Bộ luật Lao động 2019 quy định tại Điều 61, 62.Theo đó, nếu người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Bản chất của hợp đồng học việc là người sử dụng lao động tiến hành đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động chưa có kiến thức và/hoặc kỹ năng đối với công việc yêu cầu để người lao động có thể tự làm việc sau khi hoàn thành khóa học. Điều này cũng được thể hiện qua quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 về Hợp đồng đào tạo nghề phải có nghề đào tạo, địa điểm và thời hạn đào tạo, chi phí đào tạo…
Như vậy, trường hợp hợp đồng học việc là hợp đồng đào tạo nghề thì không phải đóng Bảo hiểm xã hội.
Hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu có hai mức độ vô hiệu từng phần và vô hiệu toàn bộ.
– Hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu từng phần khi có nội dung trong hợp đồng trái pháp luật, ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của các nội dung còn lại.
– Hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu toàn phần trong trường hợp nội dung vi pham điều cấm của pháp luật; chủ thể không đáp ứng các điều kiện luật định, vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng.
Hợp đồng đào tạo nghề có giá trị pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định về:
+ Chủ thể giao kết
+ Nguyên tắc giao kết
+ Nội dung giao kết
+ Hình thức của hợp đồng