Hành vi tham nhũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại xảy ra trong các vụ án tham nhũng. Thiệt hại xảy ra trong các vụ án tham nhũng là rất khác nhau; bởi hành vi gây thiệt hại trong các vụ án là rất phức tạp; không đồng nhất với nhau. Do đó, việc phân loại thiệt hại trong các vụ án tham nhũng là điều khó khăn. Vậy pháp luật Việt Nam, luật phòng chống tham nhũng năm 2018 có quy định gì về phân loại thiệt hại trong vụ án tham nhũng không?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
Tội phạm tham nhũng là gì?
- Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kì người nào có chức vụ, quyền hạn; hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi.
- Theo nghĩa hẹp, khái niệm tham nhũng được quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ; quyền hạn đó vì vụ lợi”.
- Các hành vi tham nhũng bị coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm về tham nhũng được quy định tại Mục 1; chương XXIII BLDS Việt Nam năm 2015.
- Tội phạm tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước; trong các tổ chức chính trị, xã hội; hay trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế, tài chính công hoặc các tổ chức; doanh nghiệp ngoài nhà nước đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm mục đích vụ lợi; xâm hại tới hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đơn vị công; lợi ích của Nhà nước; được quy định trong BLHS Việt Nam.
Phân loại thiệt hại trong các vụ án tham nhũng
Căn cứ vào đối tượng bị xâm hại; thiệt hại do nhóm tội tham nhũng gây ra
- Thiệt hại do tài sản bị xâm hại. Hành vi tham nhũng gây thiệt hại đến ngân sách nhà nước; tài sản của cá nhân, pháp nhân khác.
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Những hành vi tham nhũng được tiến hành trong dự án; đặc biệt là các dự án về thiên tai, xóa đói giảm nghèo là hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về sức khỏe; tính mạng của con người.
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Hành vi vi phạm pháp luật tham nhũng trên thực tế không gây ra thiệt hại về tính mạng trực tiếp; ngay tức khắc tại thời điểm hành vi phạm tội diễn ra. Tham nhũng cũng là nguyên nhân dẫn đến tính mạng con người bị xâm phạm. Những tội danh như giả mạo công tác trong lĩnh vực tài chính; kinh tế làm thất thoát ngân sách nhà nước; Những công trình xây dựng bị “rút ruột” thay nguyên vật liệu gây tai nạn hàng loạt,….
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Trên thực tế, hành vi tham nhũng thường gây thiệt hại về danh dự, uy tín của Nhà nước; của các cơ quan, pháp nhân thương mại có người thực hiện hành vi phạm tội.
- Các lợi ích khác bị xâm phạm. Đó là quan hệ khách hàng, lòng tin, đạo đức xã hội; truyền thống văn hóa,….
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh thiệt hại
- Thiệt hại trực tiếp: là thiệt hại trực tiếp do hành vi tham nhũng gây ra; có thể được tính toán thành tiền.
- Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại không phải trực tiếp do hành vi tham nhũng gây ra nhưng là thiệt hại phát sinh từ thiệt hại trực tiếp. Ví dụ như lợi ích có được từ tài sản bị thiệt hại do tham nhũng, thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại.
Căn cứ vào tính chất
- Thiệt hại vật chất: BLDS 2015 đã có quy định về thiệt hại vật chất. Cụ thể: “Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được; bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn; hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”.
- Thiệt hại về tinh thần: là tổ thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự; nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của chủ thể.
Căn cứ vào lĩnh vực bị thiệt hại bởi hành vi tham nhũng
- Thiệt hại về kinh tế – chính trị: hành vi tham nhũng của những chủ thể có chức vụ, quyền hạn là nguyên nhân làm thất thoát nghiêm trọng tài sản của nhà nước; làm giảm môi trường cạnh tranh lành mạnh; cản trở sự phát triển khả năng cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế.
- Thiệt hại về chính trị – văn hóa, xã hội: tham nhũng là một trong các nguyên nhân làm suy giảm lòng tin của người dân vào Đảng và Nhà nước; vào hệ thống cán bộ đang phục vụ cho bộ máy nhà nước. Tham nhũng dẫn đến tình trạng phân hóa giàu – nghèo; bất công,….
Căn cứ vào chủ thể gây thiệt hại
- Thiệt hại do các hành vi phạm tội tham nhũng của những người có chức vụ, quyền hạn; là cán bộ, công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan,… trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước gây ra.
- Thiệt hại do hành vi phạm tội tham nhũng của những người có chức vụ, quyền hạn trong các pháp nhân thương mại; tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gây ra.
Ý nghĩa của việc phân loại
Phân loại thiệt hại trong các vụ án tham nhũng có ý nghĩa quan trọng đối với từng chủ thể. Đay là căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm. Cụ thể:
- Đối với người bị hại: hoạt động xác định thiệt hại trong các vụ án tham nhũng là hoạt động gọi tên những lợi ích mà người bị thiệt hại đã bị xâm phạm; định lượng tổn thất vật chất đã mất do hành vi phạm tội tham nhũng gây ra.
- Đối với việc xác định trách nhiệm hình sự: Kết quả của hoạt động xác định thiệt hại là yếu tố định tội danh; khung hình phạt đối với người phạm tội tham nhũng.
- Đối với nhà nước và xã hội: Hoạt động xác định thiệt hại tạo môi trường đầu tư an toàn, đáng tin cậy của Việt Nam; thúc đẩy quan hệ giao lưu thương mại với các đối tác trên thế giới. Bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục hồi mối quan hệ do tội phạm tham nhũng gây ra thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên tắc và cơ sở xác định thiệt hại trong các vụ án tham nhũng?
- Những điều cần biết khi Luật phòng chống tham nhũng có hiệu lực
- Tội phạm tham nhũng theo quy định mới
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phân loại thiệt hại trong các vụ án tham nhũng theo quy định của pháp luật?” . Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ lsx: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Phân loại thiệt hại dựa trên đối tượng bị xâm phạm có ý nghĩa trong việc xác định các chi phí được bồi thường. Dựa trên nhóm đối tượng bị xâm phạm thiệt hại sẽ xác định được chính xác; đầy đủ những giá trị vật chất cũng như giá trị tinh thần đã giảm sút; tổn thất do hành vi phạm tội tham nhũng gây ra. Ngoài ra, việc xác định thiệt hại dựa trên đối tượng bị xâm hại còn có ý nghĩa xác định văn bản điều chỉnh; thời điểm tính thiệt hại,…
Việc phân loại thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra thành thiệt hại trực tiếp; thiệt hại gián tiếp; thiệt hay suy đoán nhằm xác định nguồn cung cấp chứng cứ xác minh thiệt hại được bồi thường; định hướng mức thiệt hại được bồi thường trong các vụ án tham nhũng.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 585 BLDS năm 2015: “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý; và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình”.