Kể từ khi nộp hồ sơ đến khi chính thức được cấp văn bằng bảo hộ cần trải qua quá trình thẩm định phức tạp. Vậy khi có thông báo và quên nộp phí cấp văn bằng bảo hộ thì phải làm thế nào?
Chào Luật sư X, hiện nay công ty tôi đang gặp vấn đề khi nhận được quyết định cấp văn bằng bảo hộ và yêu cầu đóng phí nhưng sau đó giấy tờ đã bị thất lạc, cũng như quên mất việc nộp phí. Giờ công ty tôi phải làm như thế nào để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu?
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn
Những trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Có thể bạn chưa biết, việc quên đóng phí hay không đóng phí cấp văn bằng bảo hộ là hành vi nằm trong những trường hợp không được xét cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Thông thường, việc Cục sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong những trường hợp sau đây:
- Có cơ sở để khẳng định rằng nhãn hiệu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
- Người nộp đơn không phản hồi, phản hồi muộn hoặc câu trả lời chưa thỏa đáng cho công văn dự định từ chối đơn đăng ký của Cục sở hữu trí tuệ;
- Có bên thứ ba phản đối đơn đăng ký của bạn;
- Người nộp đơn không nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định;
- Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật sở hữu trí tuệ;
- Đơn thuộc trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất nhưng không đạt được sự thống nhất của tất cả các bên.
Đóng phí là điều kiện cần phải đủ để cơ quan nhà nước có cơ sở in, cấp văn bằng bảo hộ. Dù là một việc rất nhỏ nhưng do chủ quan, thiếu cẩn trọng hoặc chủ ý mà nhiều doanh nghiệp đã thả trôi nhãn hiệu mặc dù trải qua quá trình thẩm định mất gần 3 năm trời.
Quên nộp phí cấp văn bằng thì phải làm gì?
Thông thường quá trình thẩm định để cấp văn bằng bảo hộ từ 2 – 3 năm, sau khi thẩm định thành công thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ có văn bản thông báo cấp văn bằng bảo hộ và yêu cầu nộp lệ phí, mẫu văn bản dạng như này:
Như trong văn bản của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam thì chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có thời gian là 3 tháng kể từ ngày ký công văn để nộp phí, việc nộp phí được hiểu là đống ý với dự định cấp văn bằng nêu trên, không đồng ý sẽ không cần đóng phí.
Rõ ràng thì phần đa những người đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đợi chờ thẩm định văn bằng bảo hộ sẽ đồng ý với văn bản này, mong muốn cấp văn bằng bảo hộ để sớm đưa vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nếu quên nộp phí cấp văn bằng bảo hộ thì phải làm gì?
Theo kinh nghiệm của Luật sư X, việc nộp phí phải được diễn ra nhanh nhất có thể kể từ thời điểm phát hiện hết hạn nộp phí. Ngoài ra việc nộp phí luôn là chưa đủ mà cần một văn bản giải trình về lý do nộp muộn (ví dụ vì kinh tế, vì chuyển phát hồ sơ, hay bất cứ lý do nào đó có tính hợp lý).
Hãy lưu ý rằng, khi nộp văn bản vào Cục sở hữu trí tuệ nên có sự tham vấn từ phía luật sư vì khi xét nội dung để cho phép cấp văn bằng hay không là từ phía cơ quan chức năng. Nếu bị từ chối thì quá trình này sẽ quay trở lại từ đầu khi nộp lại hồ sơ và đợi chờ từ 2 – 3 năm kế tiếp.
Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ này: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Thông thường trong thời gian 3 tháng kể từ ngày ký đề nghị nộp lệ phí cấp văn bằng, chủ sở hữu sẽ có lựa chọn nộp phí để cấp văn bằng bảo hộ hay không?
Thông thường trong thời gian từ 1 – 3 tháng kể từ khi nộp đủ lệ phí cấp văn bằng. Cục sở hữu trí tuệ sẽ in, ký và gửi văn bằng lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu.
Cách nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như thế nào: Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có các cách để nộp lệ phí như sau:
Nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ và các văn phòng đại diện có địa chỉ như sau:Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân;
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;
Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Nộp lệ phí tại bưu điện Việt Nam có dịch vụ nộp hộ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (hãy xin biên lai để ghi nhận việc này).