Quy định cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người

bởi Ngọc Gấm
Quy định cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người

Chào Luật sư, Em tôi có tham gia vào một tổ chức đua xe; do chưa nhận thức rõ hành vi của mình; cho nên khi đua xe em tôi đã gây ra tai nạn giao thông làm một người chết; một người bị thương. Được biết người bị mất hiện đang là mẹ đơn thân đang nuôi 1 bé trai 4 tuổi. Hiện gia đình tôi muốn bồi thường và cấp dưỡng cho bé trai đó đến hết đại học. Không biết Luật sư có thể tư vấn cho tôi về quy định cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Người gây tai nạn giao thông làm chết người bên cạnh phải gánh chịu những hậu quả pháp lý về hành vi vi phạm của mình đã gây ra; mà còn phải chịu trách nhiệm về mặt dân sự như bồi thường về những thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu bao gồm thiệt hại về kinh tế; con cái; gia đình; …

Để trả lời cho câu hỏi về quy định cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người của bạn. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Bộ luật dân sự 2015

Tai nạn giao thông là gì?

Tại tiểu mục 1901 mục 19 Nghị định số 97/2016/NĐ-CP:

Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng; hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông; hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.

Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông

Các nguyên nhân phổ biến xảy ra tai nạn giao thông:

  • Nguyên nhân khách quan

+ Cơ sở hạ tầng kém chất lượng xuống cấp; cũng trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến giao thông gặp phải những khó khăn nguy hiểm. Đặc biệt, đường giao thông xuống cấp trầm trọng làm cho người tham gia giao thông gặp những khó khăn nguy hiểm hơn là gặp tai nạn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Cùng với đó, việc bố trí hệ thống biển báo giao thông không phù hợp; cũng trở thành một nguyên nhân khách quan dẫn tới tai nạn giao thông.

+ Chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông không đạt tiêu chuẩn an toàn

+ Điều kiện thời tiết cũng là nguyên nhân dẫn đến an toàn giao thông.

  • Nguyên nhân chủ quan:

Ngoài những nguyên nhân khách quan như đã liệt kê như trên; thì nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân là một trong những nguyên nhân chính. Nguyên nhân chủ quan là chỉ những nguyên nhân mang yếu tố con người. Cụ thể như sau:

+ Người điều khiển phương tiện; người tham gia giao thông chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ý thức chấp hành luật giao thông; ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt; ví dụ: Lạng lách đánh võng, vượt đèn đỏ, dùng rượu bia khi tham gia giao thông, không đội mũ bảo hiểm…

Quy định về xử phạt gây tai nạn giao thông chết người

Theo Điều 260 Luật Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người lái xe gây tai nạn chết người do có các hành vi vi phạm về an toàn giao thông đường bộ; thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Tuy nhiên tùy theo mức độ của hành vi mà có các mức xử phạt và truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau. Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 03 năm; hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 15 năm.

Quy định cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người
Quy định cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người

Hậu quả của tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, ảnh hưởng đến bản thân người bị tai nạn giao thông, gia đình và xã hội. Cụ thể như sau:

  • Đối với bản thân người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của rất nhiều người; đối với những trường hợp may mắn còn sống sau tai nạn giao thông có thể bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe; phải nằm viện điều trị trong thời gian dài; hoặc phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn; có nhiều người chịu tàn phế, sống cuộc đời thực vật do tai nạn giao thông. Bên cạnh bị thiệt hại về sức khỏe mà tại nạn giao thông còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bị tai nạn, khiến họ phải lo sợ mỗi khi ra đường…
  • Đối với gia đình, những gia đình có người thân bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống; thì gia đình sẽ đau đớn rất nhiều về tinh thần, mất mát đối với họ rất lớn; hoặc nếu may mắn hơn nếu người bị tai nạn còn sống thì gia đình cũng mất thời gian; công sức chi phí để chăm sóc và điều trị cho họ.
  • Đối với xã hội; tai nạn giao thông dễ dẫn đến nghèo đói; lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ; số người tử vong là đối tượng thanh niên; trụ cột trong gia đình.

Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn thương đến toàn xã hội và gia đình và người bị nạn.

Quy định cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người

Theo quy định Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Và theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy bên cạnh bên cạnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi mà mình đã gây ra; mà còn phải chịu trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người; tức ở đây là cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại cấp dưỡng khi còn sống.

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

– Bên cạnh đó, người gây tai nạn còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại (tức người con); nếu không có những người này; thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng; người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường; hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật; hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗ;i hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại; hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại; thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường; nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Quy định chi tiết về cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người:

Theo tinh thần của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ta sẽ giải quyết về cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người như sau:

– Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng; tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng; thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập; và khả năng thực tế của người phải bồi thường; nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

– Thời điểm cấp dưỡng: Được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

– Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người:

  • Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên; nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
  • Con chưa thành niên; hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động; không có tài sản để tự nuôi mình ;mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng; là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

Như vậy nếu con của người mà bạn gây ra tai nạn giao thông là người chưa thành niên; thì bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi con của người mà bạn gây ra tai nạn giao thông đã thành niên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định cấp dưỡng nuôi con nạn nhân khi gây tai nạn giao thông chết người”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, Bảo hộ bản quyền tác giả; Xác nhận số tài khoản ngân hàng là gì?…hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Trẻ em chạy qua đường gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm

Để trả lời câu hỏi này thì phụ thuộc vào lỗi của người lái xe.
Người đi xe máy này có lõi tức là có thể đi quá tốc độ cho phép, hoặc không có giấy phép lái xe theo Luật giao thông đường bộ. Thì người đi xe này có thể bị truy cứu TNHS  Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ; gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Nếu may mắn hơn, thì căn cứ theo quy định tại điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; Như vậy theo quy định trên thì người điều khiển xe máy do không chú ý quan sát đi lấn đường và gây ra tai nạn giao thông. Do đó người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông có mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. 
Ngoài ra người vi phạm còn bồi thường theo PL dân sự, Bồi thường chi phí KCB, chi phí thuốc thang, bồi dưỡng sức khỏe,… Còn nếu không may, đứa bé không thể qua khỏi sau cú va chạm đó thì người vi phạm còn phải bồi thường chi phí mai táng về vật chất và tinh thần.
Người lái xe không có lỗi.. Khi này chiếu theo BLDS 2015 thì nguyên tắc người đi xe máy không vi phạm thì sẽ không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, về lý là như vậy, nhưng về tình và cả đạo đức và dư luận xã hội thi người đi xe máy nên có 1 khoản chi phí hỗ trợ cho cháu bé, chi phí này sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện gia đình người đi xe. Chứ không mang tính bắt buộc theo pháp luật

Chủ thể bồi thường khi gây tai nạn giao thông là ai?

Người điều khiển phương tiện là chủ sở hữu của phương tiện hoặc người được chủ sở hữu giao cho quản lý, sử dụng thì sẽ phải bồi thường trừ khi giữa chủ sở hữu và người được giao điều khiển phương tiện có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện là người dưới 15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi và không có tài sản để bồi thường thì người giám hộ (giám hộ đương nhiên hoặc người giám hộ được cử) của những người này có thể sẽ phải bồi thường. Việc bồi thường có thể bằng tài sản của người được giám hộ hoặc tài sản của người giám hộ.

Không cứu giúp người bị nạn bị xử phạt ra sao?

Theo quy định người nào thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; tuy có điều kiện mà không cứu dẫn đến hậu quả người đó chết; thì bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm:
Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người chết trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm