Quy định mới về số ngày nghỉ 2/9 sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày?

bởi HuongGiang
Quy định mới về số ngày nghỉ 2/9 sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày?

Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực; theo đó một số quy định đã được thay đổi thay cho Bộ luật Lao động 2012. Trong đó quy định mới của Bộ luật lao động 2019 vừa qua đã thay đổi ngày nghỉ của người lao động. Sắp đến dịp lễ Quốc khánh 2/9 tới đây thì theo quy định mới số ngày nghỉ 2/9 sẽ được nghỉ là bao nhiêu ngày?. Đây là câu hỏi người lao động quan tâm lúc này. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu sau đây

Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi nghe nói Bộ luật Lao động mới đã có hiệu lực. Vậy quy định về số ngày nghỉ 2/9 sắp tới có thay đổi theo quy định mới không? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Nghị định 28/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/04/2020

Vì sao người lao động được nghỉ ngày 2/9 ?

Ngày 2/9 là ngày lễ Quốc khánh của Việt Nam. Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong các tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Để kỉ nhiệm ngày lễ trọng đại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam; trong Bộ luật Lao động đã quy định ngày 2/9 người lao động trên cả nước được nghỉ làm việc và vẫn được hưởng nguyên lương.

Quy định mới về số ngày nghỉ 2/9 người lao động được nghỉ

Tại Khoản 1 Điều 112 Bộ luật lao động 2019, có quy định:

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Vậy theo Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 mới đây; thì ngày quốc khánh 2/9 tới đây người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày và được hưởng nguyên lương.

Quy định về tiền lương người lao động đi làm vào ngày nghỉ 2/9

Nếu người lao động đi làm vào ngày nghỉ 2/9 thì sẽ được tiền lương làm thêm giờ hiện nay được quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Việc người lao động đi làm vào ngày 2/9 là tự nguyện; người sử dụng lao động không được ép buộc người lao động làm việc nếu không có được sự đồng ý của người lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ ngày 2/9

Trường hợp người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ ngày 2/9 sẽ bị xử phạt. Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động; theo đó người sử dụng lao động sẽ bị phạt:

Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

……….

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.”

Như vậy, nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ Lễ Quốc khánh; không trả lương người lao động hoặc trả không đủ tiền lương khi người lao động đi làm vào ngày này sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định mới về số ngày nghỉ 2/9 sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng nguyên lương

Căn cứ theo quy định Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động vẫn được hưởng nguyên lương khi nghỉ trong các trường hợp sau:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.”

Quy định về nghỉ trong giờ của người lao động

Theo Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động năm 2019, nghỉ trong giờ làm việc của người lao động được thực hiện như sau:
” Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.”
Như vậy căn cứ quy định trên; từ ngày 01/01/2021 người lao động chỉ cần làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì đã được tính vào giờ làm việc (trước đây người lao động phải làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới được tính như vậy).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm