Việc sử dụng mạng Internet cũng cần phải đúng quy định pháp luật. Nếu không tuân thủ quy định pháp luật về sử dụng mạng Internet thì bản thân người dùng sẽ bị gánh chịu các rủi ro pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin quy định sử dụng mạng internet theo quy định pháp luật năm 2022. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc nắm bắt và thực hiện đúng quy định.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 72/2013/NĐ-CP
Dịch vụ Internet là gì?
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mãi và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
“2. Dịch vụ Internet là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet và dịch vụ kết nối Internet:
a) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập đến Internet;
b) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông khả năng kết nối với nhau để chuyển tải lưu lượng Internet.”
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng internet
Nghị định 72/2013/NĐ-CP của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng quy định 4 quyền và nghĩa vụ của người sử dụng internet:
Được sử dụng các dịch vụ trên Internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.
Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet dưới bất kỳ hình thức nào.
Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan tại Nghị định này.
Ngoài ra người dùng còn phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật viễn thông:
Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra;
- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá cước dịch vụ viễn thông;
- Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin truyền, đưa, lưu giữ trên mạng viễn thông;
- Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội
Ngoài quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định 72/2013/NĐ-CP của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.
2. Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp Luật.
3. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
4. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
Những hành vi bị cấm trong sử dụng internet
Người sử dụng dịch vụ internet cũng cần phải lưu ý không thực hiện các hành vi bị pháp luật cấm sau đây;
– Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước Việt Nam:
+ Gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố;
+ Gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
+ Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đổi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
+ Tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quần sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; và
+ Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xầm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên internet của tổ chức, cá nhân;
– Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
– Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tồ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên internet; và
– Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virus máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điểu khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên internet.
Theo đó, luật hiện hành cũng quy định một cách chi tiết những hành vi bị cấm trong hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đề cập ở trên. Cụ thể:
+ Cấm nhập khẩu, sản xuất, cung cấp, quảng cáo, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử có nội dung thể hiện hình ảnh, âm thanh, hành động giết người, tra tấn người tàn ác, rùng rợn; kích động bạo lực, thú tính; hành động làm đứt, rời các bộ phận trên cơ thể người; hình ảnh máu me ghê sợ; hình ảnh, âm thanh, hành động khiêu dâm, dung tục, vô luân, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử, vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ; hình ảnh, âm thanh miêu tả hành động, kích động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, khủng bố; hành động ngược đãi, xâm hại, buôn bán, phụ nữ, trẻ em; các hành vi vi phạm liên quan đến lợi dụng việc cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng nhằm chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;
+ Cấm quảng cáo, giới thiệu, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đối với các trò chơi điện tử chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản, chưa thông báo cung cấp dịch vụ gốm có dịch vụ trò chơi GI và dịch vụ trò chơi G2, G3, G4; và
+ Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm liên quan đến lợi dụng việc cung cấp sử dụng internet và thông tin trên mạng nhằm chống lại Nhà Nước Việt Nam, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Quy định sử dụng mạng internet theo quy định pháp luật năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ công chứng tại nhà, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không?
- Các nghệ sĩ có được tự do kiện khi bị xâm phạm nhân phạm danh dự nhân phẩm trên Internet
- Xem ngoại hạng anh trên internet có vi phạm pháp luật?
Câu hỏi thường gặp
Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp
Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội
Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
Vi phạm các quy định vê đảm bảo an toàn thông tin và ứng cứu sự cỗ mạng
Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng
Vi phạm quy định vê sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản
Cá nhân, tổ chức có lỗi thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật vể quản lý nhà nước trong lĩnh vực sử dụng internet, mạng xã hội và không phải là tội phạm theo Bộ luật Hình sự mà theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức đó phải chịu xử phạt vi phạm hành chính. Iheo đó, người có thẩm quyển sẽ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức này dưới các hình thức xử phạt, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý, việc xử phạt vi phạm hành chính là phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Khi cá nhân nào có hành vi lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước; gây phương hại đêh an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm, cũng như sử dụng trái phép thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên internet và các hành vi khác. Và hành vi này có dãy đủ dẫu hiệu cấu thành tội phạm gồm hành vi, mức độ nguy hiểm, xâm phạm chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyển, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân được quy định trong Bộ luật Hình sự. Khi đó, cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình. Một số tội phạm hình sự phổ biến liên quan đến sử dụng internet.
Tùy vào hành vi vi phạm và mức độ vi phạm, người dùng mạng xã hội có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện hoặc bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015.
Còn nếu hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như: tội làm nhục người khác, tội vu khống, hoặc các tội liên quan đến nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, an toàn xã hội…