Xin chào Luật sư X. Gia đình tôi đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai, tôi có thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật về đất đai, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Gia đình tôi có một thửa đất trồng cây lâu năm đã lâu không sử dụng canh tác đến, nay gia đình tôi muốn tách thửa để sử dụng thửa đất với mục đích khác. Tuy nhiên không biết rằng theo quy định pháp luật như vậy thì có được hay không? Sẽ cần đáp ứng điều kiện gì để được tách thửa đất? Và quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm tại Đồng Nai hiện nay như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 35/2020/QĐ-UBND
- Luật đất đai 2013 chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014
Tách thửa đất trong trường hợp không đủ điều kiện cụ thể tách thửa đất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quyết định 35/2022/QĐ-UBND, quy định về tách thửa đất đối với trường hợp cá biệt như sau:
Tách thửa đất đối với trường hợp cá biệt
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tách thửa nhưng không đảm bảo điều kiện cụ thể về kích thước cạnh thửa đất, diện tích tối thiểu theo quy định tại Điều 4 Quyết định này nhưng thuộc trường hợp hộ nghèo (theo tiêu chuẩn chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành) hoặc trong hộ có người bị bệnh hiểm nghèo (theo Danh mục các bệnh hiểm nghèo ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ) và các trường hợp cá biệt khác thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét cho phép tách thửa từng trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cho phép tách thửa.
Như vậy, theo quy định trên nếu đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không đảm bảo điều kiện cụ thể về kích thước cạnh thửa đất, diện tích tối thiểu theo quy định tại Điều 4 Quyết định 35/2022/QĐ-UBND nhưng hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tách thửa thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, trong 03 trường hợp:
– Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp hộ nghèo (theo tiêu chuẩn chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành); hoặc
– Trong hộ có người bị bệnh hiểm nghèo (theo Danh mục các bệnh hiểm nghèo ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016); và
– Các trường hợp cá biệt khác.
Điều kiện chung tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 35/2022/QĐ-UBND, quy định như sau về điều kiện chung tách thửa đất, hợp thửa đất:
Điều kiện chung tách thửa đất, hợp thửa đất
1. Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở.
2. Thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.
3. Diện tích thửa đất tách thửa, hợp thửa thuộc trường hợp chưa có thông báo thu hồi đất hoặc chưa có quyết định thu hồi đất.
4. Việc tách thửa đất phải gắn với thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng một phần thửa đất; tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật đất đai.
5. Nhóm người nhận chuyển quyền sử dụng đất (đồng sử dụng) thì quyền sử dụng đất phải đảm bảo phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm theo diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất quy định tại Điều 4 Quyết định này, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất.
Như vậy, để được tách thửa đất, trước hết phải đáp ứng 05 điều kiện chung nêu trên. Bên cạnh đó, còn cần phải đáp ứng các điều kiện tách thửa được quy định cho từng loại đất cụ thể.
Quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm tại Đồng Nai
Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 35/2022/QĐ-UBND, quy định cụ thể điều kiện tách thửa loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp như sau:
– Diện tích tối thiểu của thửa đất sau tách thửa đối với đất nông nghiệp tại đô thị (kể cả xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa) là 500m2 (năm trăm mét vuông). Diện tích tối thiểu của thửa đất sau tách thửa đối với đất nông nghiệp tại nông thôn là 2.000m2 (hai nghìn mét vuông).
– Thửa đất nông nghiệp sau tách thửa phải phải tiếp giáp với đường giao thông công cộng hoặc đảm bảo dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 3 Điều 254 Bộ Luật Dân sự và phải thực hiện đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 95, Điều 171 Luật Đất đai, lối đi này không phải là đường giao thông công cộng.
Như vậy, ngoài các điều kiện chung tách thửa đất được nêu ở mục trên, đối với từng loại đất còn cần phải đáp ứng các điều kiện tách thửa đất cụ thể.
Đồng thời, diện tích cho phép tách thửa đất nông nghiệp tối thiểu đã nâng lên 2000 m2 sẽ hạn chế tình trạng tách nhỏ đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, tăng diện tích tối thiểu trong tách thửa đất nông nghiệp sẽ giúp cho các địa phương thuận lợi hơn trong công tác quản lý đất đai.
Thửa đất có nhiều loại đất thì thực hiện tách thửa đất như thế nào?
Tại Điều 6 Quyết định 35/2022/QĐ-UBND, đối với trường hợp thửa đất có nhiều loại đất, việc tách thửa được thực hiện như sau:
* Trường hợp 1:
Trường hợp thửa đất được cấp Giấy chứng nhận có nguồn gốc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có nhiều loại đất (trong đó có loại đất là đất ở); đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất:
– Việc tách một phần diện tích đất ở của thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu sau tách thửa quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 35/2022/QĐ-UBND, phần diện tích đất nông nghiệp trong cùng thửa đất ở sau tách thửa không áp dụng quy định diện tích tối thiểu tại khoản 3 Điều 4 Quyết định 35/2022/QĐ-UBND.
* Trường hợp 2:
Trường hợp thửa đất được cấp Giấy chứng nhận có nhiều loại đất khác nhau (không phải là đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất) và không thuộc trường hợp quy định tại trường hợp 1 nêu trên thì thực hiện như sau:
– Trường hợp thửa đất đã xác định được ranh giới sử dụng giữa các loại đất trên Giấy chứng nhận hoặc chưa xác định ranh giới trên Giấy chứng nhận nhưng có đủ cơ sở pháp lý để xác định ranh giới sử dụng đất của từng loại đất thì xác định ranh giới, diện tích từng loại đất trước khi tách thửa theo quy định tại Điều 4 Quyết định 35/2022/QĐ-UBND.
– Trường hợp thửa đất chưa xác định được ranh giới sử dụng giữa các loại đất thì phải xác định ranh giới các loại đất theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) trước khi thực hiện tách thửa từng loại đất theo quy định tại Điều 4 Quyết định 35/2022/QĐ-UBND.
– Trường hợp sau khi xác định được ranh giới sử dụng giữa các loại đất mà diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu đối với đất ở quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quyết định 35/2022/QĐ-UBND mà đủ điều kiện chuyển mục đích sang đất ở, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở theo quy định của pháp luật đất đai thì phải chuyển mục đích trước khi tách thửa đất.
* Trường hợp 3:
Trường hợp thửa đất có nhiều loại đất, trong đó có một phần diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình công cộng, thuộc quy hoạch thực hiện các công trình, dự án nhưng chưa có thông báo thu hồi đất hoặc chưa có quyết định thu hồi đất:
– Không phải tách thành thửa đất riêng.
* Trường hợp 4:
Trường hợp tách một phần diện tích của thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở:
– Phần diện tích tách thửa phải đảm bảo các điều kiện cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 35/2022/QĐ-UBND và đảm bảo các điều kiện sau:
+ Đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai;
+ Phải tách thành thửa đất riêng trừ trường hợp đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở;
+ Diện tích đất nông nghiệp còn lại của thửa đất được tồn tại theo hiện trạng nhưng phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu đối với loại đất ở quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quyết định 35/2022/QĐ-UBND.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Luật chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2022
- Phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất hết bao nhiêu?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm tại Đồng Nai như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tra cứu quy hoạch đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Khi có mong muốn được tách thửa đất thì người sở hữu phải tiến hành đầy đủ các thủ tục đã được quy định rõ tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ:
+ Đơn xin tách thửa
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính)
+ Văn bản chia tách thửa đất, văn bản chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chung của hộ gia đình hoặc của nhóm người sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Theo quy định hiện nay, quá trình tách thửa đất chính là quy trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm hay đất thổ canh là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Là diện tích đất chuyên trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và các loại cây lâu năm khác (kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm) được trồng cả trong và ngoài khu dân cư, có thời gian sinh trưởng trên một năm mới được thu hoạch sản phẩm. Trong đó đất vườn ươm cây giống cũng được xem là đất nông nghiệp lâu năm.
Đất trồng cây lâu năm được nhà nước giao cho các cá nhân, tổ chức. Mục đích sử dụng của loại đất này chính là trồng các cây lâu năm. Từ đó, mang lại những lợi ích thiết thực cho kinh tế, đời sống cũng như môi trường.