Quy định về chính sách dồn điền đổi thửa

bởi Hương Giang
Chính sách dồn điền đổi thửa

Dồn điền đổi thửa là thuật ngữ quen thuộc đối với người dân. Đây là thuật ngữ chỉ việc dồn nhiều ruộng đất nhỏ lại thành các ruộng đất lớn hơn. Chính sách dồn điền đổi thừa không chỉ giải quyết tình trạng phân tán của các ruộng đất nhỏ mà còn tạo điều kiện để người dân dễ dàng quản lý đất đai hơn. Nhiều người dân thắc mắc không biết theo quy định, Chính sách dồn điền đổi thửa dựa trên nguyên tắc nào? Quy trình dồn điền đổi thửa được tiến hành ra sao? Chính sách dồn điền đổi thửa đóng vai trò gì? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hiểu thế nào là dồn điền đổi thửa?

Dồn điền, đổi thửa là chủ trương, chính sách được nhà nước quy định đối với loại hình đất nông nghiệp. Theo đó, khái niệm dồn điền đổi thửa được hiểu là việc dồn ruộng đất từ các ô hoặc thửa nhỏ thành các thửa ruộng lớn.

Mục đích của việc dồn đất, dồn thửa này là giúp cho việc canh tác của người dân diễn ra thuận tiện và hiệu quả hơn. Nhờ vậy, công tác sản xuất trở nên thống nhất trên quy mô lớn, năng suất lao động đạt hiệu quả cao hơn.

Chính sách dồn điền đổi thửa dựa trên nguyên tắc nào?

  • Công tác chỉ đạo dồn điền, đổi thửa phải được thực hiện công khai, theo phương thức dân chủ, đảm bảo thông tin và bàn bạc công khai với người dân, tạo được sự đồng thuận cao. Nói cách khác, cơ quan chức năng tại địa phương không được phép tự ý sắp đặt dồn điền; đổi thửa mà không công khai và hỏi ý kiến của người sử dụng đất; điều này là trái với quy định pháp luật.
  • Việc dồn điền, đổi thửa phải đảm bảo quy hoạch tổng thể tạo sự thuận lợi cho công tác sản xuất lâu dài; không ảnh hưởng đến hệ thống giao thông; thủy lợi hay việc xây dựng các công trình văn hóa trên đất đó.

Cần đáp ứng điều kiện gì để dồn điền đổi thửa?

Từ khái niệm dồn điền đổi thửa, có thể thấy bản chất của công tác này là việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa những người sử dụng đất trong cùng 1 xã, phường, thị trấn với nhau. Tuy nhiên, công tác này chỉ được thực hiện khi các bên tham gia chuyển đổi quyền sử dụng đất đảm bảo được 3 điều kiện như sau:

  • Hộ gia đình/cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác (theo Điểm b, Khoản 1, Điều 179 của Luật Đất đai 2013). Hạn mức ở đây được quy định là không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất.
  • Đất thực hiện dồn điền, đổi thửa phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng (hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng theo Điều 100 Luật Đất đai 2013), đất không tranh chấp, quyền sử đụng dất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và cuối cùng là đất phải trong thời hạn sử dụng.
  • Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất phải đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai và chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm được cơ quan chức năng ghi nhận thông tin vào sổ địa chính.

Quy trình dồn điền đổi thửa được tiến hành như thế nào?

Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dồn điền đổi thửa được thực hiện theo trình tự như sau:

  • Các cá nhân/hộ gia đình tiến hành tự thỏa thuận về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất bằng văn bản.
  • UBND xã/phường đưa ra phương án dồn điền đổi thửa, chuyển đổi quyền sử dụng đất chung cho toàn khu vực. Phương án được gửi đến phòng Tài Nguyên và Môi trường để phê duyệt.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt và chỉ đạo UBND xã thực hiện chuyển đổi theo phương án đã phê duyệt.
  • Thực hiện công tác đo đạc và chỉnh sửa bản đồ địa chính theo chỉ đạo từ Sở Tài nguyên và Môi trường.

Như vậy, thủ tục và trình tự này phải có sự thỏa thuận công khai và đồng thuận của người dân. Nếu như phía cơ quan chức năng tự sắp đặt mà không công khai hay có sự tự nguyện từ phía người sở hữu thì là hành vi vi phạm quy định.

Mục đích của dồn điền đổi thửa là quy hoạch, rà soát, mang lợi ích công bằng cho người dân. Quyết định cuối cùng dựa trên biểu quyết của đa số. Do đó, việc bắt buộc thực hiện chia bớt ruộng hay phải mua thửa đất khác là không được phép.

Chính sách dồn điền đổi thửa
Chính sách dồn điền đổi thửa

Chính sách dồn điền đổi thửa đóng vai trò gì?

Dồn điền đổi thừa đóng vai trò lớn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế của ngành sản xuất nông nghiệp. Chính sách này đã đem lại những thành quả to lớn trong cuộc cải cách nông thôn Việt Nam.

a. Giải quyết tình trạng phân tán, manh mún của đất canh tác nông nghiệp

Các thửa đất liền khu, liền khoảnh giúp tạo điều kiện cho việc sản xuất được thuận lợi hơn:

  • Mở rộng diện tích đất canh tác do tiết kiệm được phần diện tích làm bờ ruộng.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo đất, tiết kiệm chi phí cơ giới hóa trong sản xuất.
  • Thuận lợi hơn cho việc thu hoạch, vận chuyển do giảm bớt thời gian và công sức.
  • Giúp hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung, dễ dàng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

b. Tạo điện kiện phát triển hệ thống giao thông và thủy lợi

Dồn điền đổi thửa giúp hiệu quả, quy mô sản xuất nông nghiệp tăng lên. Chính vì vậy, nhu cầu về vận chuyển nông sản và tưới tiêu cũng gia tăng. Điều này thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thủy lợi, giao thông ở nông thôn.

c. Thuận lợi cho việc sử dụng và quản lý đất nông nghiệp

Chính sách này giúp quỹ đất được tập trung và cải thiện tình trạng quản lý đất đai. Việc thực hiện công tác cần phải đi kèm với quá trình điều tra thực tế và trao đổi với các hộ nông dân. Điều này sẽ giúp giải quyết các khó khăn, tồn tại, tranh chấp thực tế tại địa phương.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chính sách dồn điền đổi thửa”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Cấp sổ đỏ cho đất dồn điền đổi thửa ra sao?

Theo quy định mới tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP; người dân khi thực hiện xong dồn điền; đổi thửa sẽ được cấp sổ đỏ mới thay vì cấp đổi sổ đỏ như quy định hiện hành. (Các quy định liên quan có một số điểm khác biệt đối với trường hợp xin cấp sổ đỏ mới cho đất dồn điền; đổi thửa nhưng đang bị thế chấp).

Cần tuân thủ nguyên tắc gì khi dồn điền đổi thửa?

Công tác chỉ đạo dồn điền, đổi thửa phải được thực hiện công khai, theo phương thức dân chủ, đảm bảo thông tin và bàn bạc công khai với người dân, tạo được sự đồng thuận cao. Nói cách khác, cơ quan chức năng tại địa phương không được phép tự ý sắp đặt dồn điền; đổi thửa mà không công khai và hỏi ý kiến của người sử dụng đất; điều này là trái với quy định pháp luật.
Việc dồn điền, đổi thửa phải đảm bảo quy hoạch tổng thể tạo sự thuận lợi cho công tác sản xuất lâu dài; không ảnh hưởng đến hệ thống giao thông; thủy lợi hay việc xây dựng các công trình văn hóa trên đất đó.

Thời hạn trả kết quả cấp sổ đỏ cho trường hợp dồn điền, đổi thửa là bao nhiêu ngày?

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao sổ đỏ cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Sổ đỏ cho UBND cấp xã để trao hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm