Khi tham gia ký kết hợp đồng dân sự, không khó để bắt gặp thuật ngữ giao dịch bảo đảm, đây là một loại của hợp đồng dân sự, được thực hiện khi các bên thoả thuận hay càn tuân thủ theo quy định pháp luật. Đăng ký giao dịch là sự thoả thuận của các bên để lựa chọn biện pháp bảo đảm hay theo quy định để thực hiện nghĩa vụ của mình với mục đích ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả khi không thực hiện nghĩa vụ. Vậy chi tiết quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm năm 2023 như thế nào? Bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của LSX để nắm được quy định về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về giao dịch bảo đảm như thế nào?
Giao dịch bảo đảm là Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm là sổ chuyên dùng để đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc sổ có một phần dành để đăng ký giao dịch bảo đảm.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự hiện nay
Việc bảo đảm nghĩa vụ dân sự luôn gắn với trách nhiệm dân sự về tiền, tài sản và việc trả nợ, nên trong nhiều trường hợp còn được gọi là bảo đảm nghĩa vụ tài chính, bảo đảm nghĩa vụ tài sản hay bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng.
Hợp đồng là một chế định pháp lý quan trọng và phổ biến nhất để mọi chủ thể thực hiện các hoạt động dân sự, kinh doanh, thương mại, hành chính. Vì vây, Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ gọi là “hợp đồng”, thay vì “hợp đồng dân sự’ như trước đây.
Các biện pháp bảo đảm hợp đồng tuy chỉ là hợp đồng phụ, nhưng trong nhiều trường hợp lại đóng vai trò quan trọng hơn cả hợp đồng chính. Chẳng hạn, nếu như một hợp đồng cho vay bị vô hiệu thì hậu quả pháp lý xấu nhất chỉ là không được quyền thu tiền lãi (vẫn có quyền thu hồi đủ số tiền gốc), nhưng nếu như một hợp đồng bảo đảm tiền vay bị vô hiệu thì bên cho vay có nguy cơ không thu hồi được cả nợ gốc và lãi.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định chủ yếu trong Bộ luật Dân sự, đồng thời cũng được đề cập trong hàng chục đạo luật khác như Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Đất đai , Luật Doanh nghiệp , Luật Hàng không dân dụng Việt Nam , Luật Lâm nghiệp , Luật Nhà ở , Luật Thủy sản , ngoài ra còn được quy định trong nhiều văn bản dưới luật.
Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm năm 2023
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP cơ quan có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm: Cục Hàng không Việt Nam; Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải; Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai; Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm. Cụ thể:
– Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đăng ký các giao dịch bảo đảm bằng tàu bay.
– Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển. Ngoài quy định của Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu biển tại các cơ quan đăng ký tàu biển còn được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tại các địa phương trong cả nước tiến hành xây dựng và tổ chức hoạt động hệ thống các cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, bao gồm: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tại nơi có bất động sản.
– Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP. Theo đó, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm là cơ quan có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức việc đăng ký, cung cấp thông tin về các giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền.
– Đối với những tài sản là động sản thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm gồm: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp; Cục Hàng không Việt Nam thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.
– Đối với những tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tại nơi có bất động sản.
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP, các nguyên tắc đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm các nguyên tắc: đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển và nguyên tắc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tài sản là động sản khác được thực hiện trên cơ sở nội dung tự kê khai trên phiếu yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm.
Về cơ bản, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP kế thừa các quy định của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về nguyên tắc đăng ký giao dịch bảo đảm như: đảm bảo nguyên tắc nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký, thông tin đã đăng ký được cung cấp cho cá nhân, pháp nhân có nhu cầu tìm hiểu, bảo đảm thực hiện việc đăng ký theo đúng thứ tự nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm,…
Bên cạnh đó, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP cũng bổ sung nguyên tắc đăng ký giao dịch bảo đảm như: Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm không được yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ gì mà pháp luật không quy định trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm; không được yêu cầu các bên ký kết hợp đồng sửa lại tên hợp đồng bảo đảm, nội dung hợp đồng bảo đảm, nếu không thuộc trường hợp sai sót do lỗi kê khai của người yêu cầu đăng ký. Đây được coi là nguyên tắc tiến bộ về đăng ký giao dịch bảo đảm đã được quy định ở Thông tư liên tịch số 09 và được pháp điển lên Nghị định số 102/2017/NĐ-CP. Việc bổ sung nguyên tắc nêu trên là cần thiết nhằm khắc phục bất cập trong thực tiễn, đó là nhiều trường hợp cơ quan đăng ký từ chối đăng ký, yêu cầu sửa lại tên hợp đồng, nội dung hợp đồng thế chấp đã công chứng
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm năm 2023 như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về kết hôn với người nước ngoài. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam
- Tài sản đảm bảo là gì? Những điều cần biết?
- Quy định về việc nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
– Cầm cố tài sản.
– Thế chấp tài sản.
– Đặt cọc.
– Ký cược.
– Ký quỹ.
– Bảo lưu quyền sở hữu.
– Bảo lãnh.
– Tín chấp.
– Cầm giữ tài sản.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau:
– Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.
– Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.