Khai hoang là hoạt động mở rộng đất thường được nhắc đến vào thời kỳ trước khi đất đai chưa có sự quản lý chặt chẽ và cụ thể như bây giờ. Việc khai hoang sẽ giúp mở rộng lãnh thổ cũng như diện tích đất ở. Các quốc gia vào thời phong kiến đều khuyến khích người dân khai hoang khai khẩn phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay các diện tích đất khai hoang này vẫn tồn tại và có chủ sở hữu. Vậy quy định về đất khai hoang hiện nay như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Quy định về đất khai hoang 2024” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT
Đất khai hoang là gì?
Khai hoang là định nghĩa về một hành động mở rộng lãnh thổ, đất đai. Khai hoang thường diễn ra tại những khu vực ít người và còn hoang sơ. Hiện nay khái niệm khai hoang không còn được nhắc đến nhiều nhưng khái niệm về đất khai hoang thì vẫn còn được ghi nhận.
Hiện nay, đất khai hoang chưa được định nghĩa một cách cụ thể.
Tuy nhiên, trước đây, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT thì đất khai hoang là đất đang để hoang hóa, đất khác đã quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào việc khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
>>Xem thêm: nợ xấu có mua trả góp được không
Quy định về đất khai hoang 2024
Khai hoang ở thời kỳ trước là một trog những chế độ dành cho người dân muốn mở rộng các diện tích đất sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay việc khai hoang gần như không còn nữa do các diện tích đất đều đã được quy hoạch và sử dụng cũng như quản lý một cách chặt chẽ.
Theo Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất với điều kiện gồm:
- Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
- Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định;
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với điều kiện sau:
- Được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp;
- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.
- Theo khoản 4 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do UBND cấp tỉnh quy định;
Nếu vượt hạn mức do UBND cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.
Trong đó, giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 bao gồm:
(1) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.
(2) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại (1) mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan,
Nhưng đến trước ngày 01/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
(3) Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với đất khai hoang nếu đảm bảo các điều kiện theo quy định sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nếu diện tích đất khai hoang vượt hạn mức thì phần vượt sẽ chuyển sang hình thức thuê.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất khai hoang
Nhiều người do những lý do khác nhau mà vẫn chưa có giấy chứng nhận cho đất khai hoang. Việc kéo dài thời gian cấp giấy chứng nhận có thể ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của bạn. Chính vì vậy bạn nên thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bao gồm:
– Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như: Biên lai nộp thuế hàng năm.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai của Sở tài nguyên môi trường. Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước sẽ ra thông báo và hướng dẫn bạn giải quyết (trong thời hạn 03 ngày làm việc).
Bước 3. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
Văn phòng đăng ký đất đai nơi bạn nộp hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ cũng như thực hiện những công việc tiếp theo:
– Gửi hồ sơ đến UBND xã để xin ý kiến xác nhận về Hiện trạng sử dụng đất phù hợp với nội dung đã đăng ký và Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng pháp lý, nguồn gốc và thời gian sử dụng đất tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất.
– Kiểm tra hồ sơ đăng ký, xác định đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký; Cập nhật biến động về đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào bản đồ địa chính, tình trạng đất đai (nếu có) ;
– Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để kê khai và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc diện phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng có ghi nợ theo quy định của pháp luật;
– Chuẩn bị hồ sơ để Cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cơ quan tài nguyên và môi trường trình UBND huyện thẩm định, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào bản đồ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
Bước 4. Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Bạn phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo yêu cầu của cơ quan thuế trước khi được trao Giấy chứng nhận đã cấp.
Bước 5. Trao Giấy chứng nhận cho Chủ sử dụng đất
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được tiến hành sau khi bạn có chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định. Thời hạn thực hiện thủ tục Cấp giấy chúng nhận là không quá 30 ngày.
Mời bạn xem thêm
- Làm giấy khai sinh muộn 3 năm có bị xử phạt hay không?
- Hiện nay đất 50 năm có vay ngân hàng được không?
- Thế chấp ngân hàng cho vay đất trồng cây lâu năm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về đất khai hoang 2024“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Văn phòng đăng ký đất đai nơi bạn nộp hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ cũng như thực hiện những công việc tiếp theo:
– Gửi hồ sơ đến UBND xã để xin ý kiến xác nhận về Hiện trạng sử dụng đất phù hợp với nội dung đã đăng ký và Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng pháp lý, nguồn gốc và thời gian sử dụng đất tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất.
– Kiểm tra hồ sơ đăng ký, xác định đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký; Cập nhật biến động về đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào bản đồ địa chính, tình trạng đất đai (nếu có) ;
– Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để kê khai và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc diện phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng có ghi nợ theo quy định của pháp luật;
– Chuẩn bị hồ sơ để Cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cơ quan tài nguyên và môi trường trình UBND huyện thẩm định, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào bản đồ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
Để phân biệt đất khai hoang và đất lấn chiếm, cần hiểu rõ đất khai hoang là gì và đất lấn chiếm là gì? Trong đó:
Đất khai hoang:
Luật Đất đai hiện hành không có quy định giải thích cụ thể về đất khai hoang. Thuật ngữ này được nhắc đến từ trước ngày 27/11/2017 tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT (đã hết hiệu lực từ 27/11/2017) , theo đó:
Đất khai hoang: Là đất đang để hoang hóa, đất khác đã quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”.
Hiện nay thuật ngữ này vẫn được nhắc đến thường xuyên trong thực tiễn sử dụng đất như tên gọi phổ biến của đất đang để hoang hóa, đất khác mà thời điểm sử dụng đất trên thực địa không thuộc quyền sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác.
Theo đó, việc sử dụng đất khai hoang là sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định pháp luật.
Đất lấn chiếm:
So với đất khai hoang, đất lấn chiếm được quy định tương đối rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai. Theo đó, khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về lấn đất, chiếm đất như sau:
– Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
– Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:
Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).
Từ các quy định trên, có thể hiểu đất lấn chiếm là đất được hình thành từ hành vi lấn đất, chiếm đất của các cá nhân, tổ chức.
Như vậy, có thể thấy, đất khai hoang và đất lấn chiếm khác nhau chủ yếu ở nguồn gốc hình thành đất. Theo đó, đất khai hoang là đất chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng đã sử dụng trên thực tế.
Trong khi đó, đất lấn chiếm là đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho một cá nhân, tổ chức nhưng bị người khác sử dụng khi chưa được sự cho phép của cơ quan Nhà nước hay sự đồng ý của chủ quyền sử dụng đất.