Quy định về đất thổ mộ năm 2023 như thế nào?

bởi TranQuynhTrang
Quy định về đất thổ mộ năm 2023 như thế nào?

Xin chào Luật sư. Hiện nay trên địa phương tôi sinh sống có tồn tại một trường hợp nhà họ có người mất nhưng thay vì chôn cất tại nghĩa trang, nghĩa địa thì họ chôn cất tại đất sau nhà. Tôi thắc mắc về quy định về đất thổ mộ năm 2023 như thế nào? Trong trường hợp đất mồ mả khi bị bốc, di chuyển, xây dựng mới việc bồi thường sẽ được tiến hành ra sao? Và việc bồi thường về đất phải đáp ứng các nguyên tắc nào? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định về đất thổ mộ năm 2023 như thế nào?

Ở nông thôn, hiện tại người dân vẫn còn xây dựng những phần mồ mả của tổ tiên, người thân trên những mảnh đất ở hay đồng ruộng. Căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 căn cứ vào mục đích sử dụng mà đất đai được phân thành 3 loại: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó, đất ruộng là đất dùng để trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp; đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Cụ thể, đất ở được sử dụng với mục đích xây dựng nhà ở hoặc các công trình phục vụ đời sống của người sử dụng đất.

Theo đó, đối với đất để xây dựng mồ mả là đất nghĩa trang. Đất nghĩa trang thuộc nhóm đất phi nông nghiệp được quy định tại điểm h, Khoản 2 Điều 10 Luật này và thường được quy hoạch tập trung dưới sự quản lí chặt chẽ của người trông coi. Do đó, việc xây dựng mồ mả trên đất ruộng thuộc đất nông nghiệp là không đúng với quy định pháp luật.

Căn cứ tiếp tại Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất như sau:

“Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, một trong những nghĩa vụ của người sử dụng đất là phải sử dụng đất đúng mục đích được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc sử dụng đất trái mục đích là hành vi vi phạm pháp luật.

Tương tự, việc xây dựng mồ mả trên phần đất ở là hành vi vi phạm pháp luật. Dựa trên Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định nguyên tắc cần thiết khi chôn cất mồ mả, xây dựng nghĩa trang phải dựa trên kế hoạch quy hoạch cụ thể, chỉ rõ vị trí, đáp ứng điều kiện khoảng cách thích hợp để bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của khu dân cư xung quanh.

Quy định về đất thổ mộ năm 2023 như thế nào?
Quy định về đất thổ mộ năm 2023 như thế nào?

Như vậy, mồ mả không thể được xây dựng trên đất ở do vi phạm các điều kiện về vệ sinh được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2014. Do đó, để bảo đảm quyền lợi cho bản thân và gia đình thì việc xây dựng mồ mả phải được chôn cất quy hoạch, thống nhất tại một địa điểm thống nhất theo quy định của pháp luật và chỉ dẫn của từng địa phương.

Mồ mả bị di chuyển thì được bồi thường như thế nào?

Căn cứ theo quy đinh tại Điều 18 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 18. Bồi thường về di chuyển mồ mả

Đối với việc di chuyển mồ mả không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này thì người có mồ mả phải di chuyển được bố trí đất và được bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương.”

Như vậy, khi thực hiện bốc, di chuyển, xây dựng mới đối với mồ mả thì sẽ được bồi thường các chi phí hợp lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương.

Bồi thường khi thu hồi đất nghĩa trang, nghĩa địa như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định như sau

“Điều 8. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh

1. Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nghĩa trang, nghĩa địa của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 81 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích đất mà phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa thì chủ dự án được Nhà nước bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng nếu dự án đã có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng; được bồi thường bằng tiền nếu dự án đang trong thời gian xây dựng kết cấu hạ tầng và chưa có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng đó;

b) Trường hợp thu hồi một phần diện tích đất mà phần còn lại đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa thì chủ dự án được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất thu hồi. Nếu trên diện tích đất thu hồi đã có mồ mả thì bố trí di dời mồ mả đó vào khu vực đất còn lại của dự án; trường hợp khu vực đất còn lại của dự án đã chuyển nhượng hết thì chủ dự án được Nhà nước bồi thường bằng giao đất mới tại nơi khác để làm nghĩa trang, nghĩa địa phục vụ việc di dời mồ mả tại khu vực có đất thu hồi.

Việc giao đất tại nơi khác để làm nghĩa trang, nghĩa địa quy định tại Điểm này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan, nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

…”

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 81 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Điều 81. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất nghĩa trang, nghĩa địa, khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử dụng đất còn lại.

2. Tổ chức kinh tế đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này; doanh nghiệp liên doanh sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở do nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 184 của Luật này, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất theo quy định của Chính phủ.

…”

Bồi thường về đất phải đáp ứng các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất như sau:

“Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”

Như vậy, việc bồi thường về đất phải đáp ứng các nguyên tắc trên của pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Quy định về đất thổ mộ năm 2023 như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới cấp sổ đỏ lần đầu mất bao nhiêu tiền. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Hành vi nào bị coi là xâm phạm mồ mả?

Dựa trên Điều 139, Bộ luật hình sự 2015, các hành vi sau đây sẽ bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả:
Thứ nhất, bằng bất kì hình thức nào dưới nhiều mục đích khác nhau, người có hành vi xâm phạm trực tiếp dẫn đến sự biến dạng hoặc mất mát thi thể, hài cốt, xác, tro hài cốt của người chết tức là đã thực hiện hành vi xâm phạm mồ mả bất hợp pháp.
Thứ hai, khi không có văn bản quyết định di dời mồ mả của cơ quan nhà nước và chưa được sự cho phép của người nhà người chết mà lại di chuyển vị trí nơi chôn xác, hài cốt hoặc tro của người chết.
Thứ ba, hành vi đổi tráo, đánh cắp, thay thế tấm bia ghi tên người chết đang có xác hoặc tro hài cốt dưới phần mộ khiến cho người thân thích của người chết nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tài sản tâm linh của người khác.
Thứ tư, hành động tự ý đào lấp, san phẳng mồ mả của người chết khiến người nhà của người chết không tìm được dấu vết ngôi mộ và làm mất vị trí trước đó của ngôi mộ.
Thứ năm, người có hành vi vô tình hoặc cố ý chiếm đoạt xác, thi thể và tro hài cốt của người chết.

Có thể mua đất ruộng để xây mồ mả hay không?

Câu trả lời là Có. Theo quy định tại Điều 57 Luật đất đai 2013 việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó trường hợp sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng phần mộ phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Mặt khách thể của tội xâm phạm mồ mả là gì?

Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người chết; thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm