Quy định về thời hạn sử dụng đất trồng lúa năm 2022

bởi Trúc Hà
Quy định về thời hạn sử dụng đất trồng lúa năm 2022

Xin chào Luật sư X, gia đình tôi trước đây được nhà nước giao đất với mục đích trồng lúa nước đến nay khoảng hơn 30 năm. Gần đây tôi có nghe mọi người xung quanh nói đất được nhà nước giao thì có thời hạn sử dụng chứ không được sử dụng vĩnh viễn. Vì mảnh đất này gia đình tôi canh tác cũng đã lâu nên không biết đã hết thời hạn chưa? Cho tôi hỏi thời hạn sử dụng đất trồng lúa là bao lâu? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Đất trồng lúa là gì?

Đất trồng lúa là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm: 

  • Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
  • Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

Thời hạn sử dụng của đất trồng lúa là bao lâu?

Đất trồng lúa là đất nông nghiệp có thời hạn. Thời hạn sử dụng của đất nông nghiệp được quy định tại Điều 126, Luật đất đai 2013 như sau:

  • Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm;
  • Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm;
  • Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp không quá 50 năm.

Điều 127 Luật đất đai 2013 còn quy định về thời hạn sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân như sau:

  • Trường hợp chuyển đất trồng lúa hoặc đất nông nghiệp khác sang đất trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng thì sẽ được sử dụng đất ổn định lâu dài;
  • Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất (bao gồm đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối) thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo thời hạn đã được giao, cho thuê;
  • Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng.

Lưu ý:

– Hạn sử dụng đất nông nghiệp nói trên cũng chính là hạn sử dụng của đất trồng lúa;
– Thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quy định về thời hạn sử dụng đất trồng lúa năm 2022
Quy định về thời hạn sử dụng đất trồng lúa năm 2022

Đất trồng lúa hết thời hạn sử dụng thì có thể tiếp tục sử dụng nữa không?

Nếu không muốn tiếp tục sử dụng đất
Sau khi hết thời hạn sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2013 mà người sử dụng đất không muốn sử dụng nữa thì có thể trả lại đất cho Nhà nước.

Nếu muốn tiếp tục sử dụng đất
Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất như sau: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất”.

Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, công nhận hoặc nhận quyền sử dụng đất đang sử dụng đất trồng lúa để trực tiếp sản xuất nông nghiệp (trồng lúa) thì khi đất hết hạn không cần gia hạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng đất.

Đối với đất Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê hoặc Nhà nước giao, cho thuê đối với các tổ chức thì khi đất hết hạn sử dụng, nếu người sử dụng đất muốn tiếp tục sử dụng thì bắt buộc phải gia hạn thời gian sử dụng đất. Thủ tục gia hạn như sau:

– Người sử dụng chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất + Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;
– Nộp hồ sơ cho cơ quan tài nguyên môi trường;
– Cơ quan tài nguyên môi trường sẽ thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện gia hạn thì chuyển đến Văn phòng đăng ký đất đai, trình UBND cùng cấp để quyết định gia hạn thời gian sử dụng đất theo nguyện vọng của người làm hồ sơ;
– Người làm hồ sơ đóng lệ phí gia hạn, nộp giấy chứng từ cho cơ quan tài nguyên môi trường;
– Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận gia hạn vào Giấy chứng nhận, chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
– Người xin gia hạn nhận Giấy chứng nhận và hoàn tất thủ tục gia hạn.
Nhà nước sẽ thu hồi đất
Nếu thuộc các trường hợp sau, khi đất hết hạn thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất:

– Đất trồng lúa thuộc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp;
– Người sử dụng đất vi phạm luật đất đai trong quá trình sử dụng;
– Đất trồng lúa hết hạn nhưng người sử dụng không tiến hành gia hạn theo đúng quy định;
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi đất nếu đất có nguy cơ đe dọa tính mạng của con người (ô nhiễm, nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi thiên tai khác).

Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

  1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

  1. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
  2. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Theo đó, người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa

Bước 1: Điền thông tin đầy đủ vào hợp đồng chuyển nhượng dưới sự thỏa thuận của cả hai bên.

Bước 2: Đem hợp đồng chuyển nhượng đi công chứng tại UBND cấp tỉnh, thành phố nơi có bất động sản chuyển nhượng ở đó.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai. Hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin đăng ký biến động
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của hai bên.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về thời hạn sử dụng đất trồng lúa năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn giấy đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất công chứng, bồi thường khi bị thu hồi đất, giá đền bù đất 50 năm, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn đặt cọc đất… của chúng tôi;, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa?

Căn cứ quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

Có được thừa kế đất nông nghiệp là đất trồng lúa đã hết hạn sử dụng không?

Theo thông tin của Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp như sau:
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 và Khoản 3 Điều 210 Luật Đất đai 2013 mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.

Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2, khoản 5 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 26. Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện quy định tại các Điều 191 và Điều 192 của Luật đất đai
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này mà bên chuyển quyền không còn sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm