Quy định pháp luật về khung giá đất hay bảng giá là những vấn đề được quan tâm nhiều đến khi công dân có ý định gia dịch mua bán bất động sản hay liên quan đến đất đai cần tìm hiểu. Thị trường bất động sản luôn có sự thay đổi mà không thể biết trước được, có nhiều cách để xác định giá đất khác nhau, theo đó mà đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về bảng giá đất hay khung giá đất để phù hợp với những yêu cầu của thị trường. Vậy hiện nay quy định về xây dựng bảng giá đất như thế nào? Trong trường hợp được quy định giá trong bảng giá đất cao hơn giá trong khung giá đất sẽ xử lý ra sao? Bạn hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây của Luật sư X để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Bảng giá đất là gì?
Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
Căn cứ xây dựng bảng giá đất
Điều 10 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định việc xây dựng khung giá đất phải căn cứ vào:
– Nguyên tắc định giá đất quy định tại Điều 112 Luật Đất đai 2013, cụ thể:
+ Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
+ Theo thời hạn sử dụng đất;
+ Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
+ Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
– Phương pháp định giá đất quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, bao gồm các phương pháp:
+ Phương pháp so sánh trực tiếp.
+ Phương pháp chiết trừ.
+ Phương pháp thu nhập.
+ Phương pháp thặng dư.
+ Phương pháp hệ số điều chỉnh đất.
– Khung giá đất do Chính phủ quy định
– Kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường;
– Các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất.
Trường hợp được quy định giá trong bảng giá đất cao hơn giá trong khung giá đất
Theo nguyên tắc tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 44/2014/NĐ-CP thì giá đất trong bảng giá đất phải phù hợp với khung giá đất. Tuy nhiên trong các trường hợp dưới đây thì UBND cấp tỉnh được quy định giá trong bảng giá đất cao hơn giá trong khung giá đất:
– UBND cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất đối với:
+ Đất ở tại đô thị;
+ Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị có khả năng sinh lợi cao, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ thì căn cứ vào thực tế tại địa phương.
Lưu ý: Trường hợp quy định mức giá đất cao hơn 30% thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định.
– UBND cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 50% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư, trong địa giới hành chính phường sau khi căn cứ vào thực tế tại địa phương.
Quy định về xây dựng bảng giá đất
Trường hợp điều chỉnh bảng giá đất
Theo khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013, khoản 1 Điều 14 Nghị định 44/2014/NĐ-CP thì các trường hợp điều chỉnh bảng giá đất bao gồm:
– Khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất của loại đất tương tự;
– Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên.
Nội dung điều chỉnh bảng giá đất
Nội dung điều chỉnh bảng giá đất:
– Điều chỉnh giá của một loại đất hoặc một số loại đất hoặc tất cả các loại đất trong bảng giá đất;
– Điều chỉnh bảng giá đất tại một vị trí đất hoặc một số vị trí đất hoặc tất cả các vị trí đất.
(Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013)
Để xây dựng bảng giá đất thực hiện theo trình tự thủ tục nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất
1. Trình tự xây dựng bảng giá đất thực hiện theo quy định sau đây:
a) Xác định loại đất, vị trí đất theo xã đồng bằng, trung du, miền núi và theo loại đô thị trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh;
b) Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;
c) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành;
d) Xây dựng bảng giá đất và Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; xử lý giá đất trong bảng giá đất tại khu vực giáp ranh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này;
đ) Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất;
e) Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
g) Thẩm định dự thảo bảng giá đất;
h) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất;
i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành bảng giá đất.
…
Trình tự xây dựng bảng giá đất thực hiện theo quy định cụ thể nêu trên.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về xây dựng bảng giá đất năm 2023 như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan như tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt cọc nhà đất nhanh chóng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện; cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất; để tư vấn xác định giá đất cụ thể.
Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra; thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường; và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất; cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
Hồ sơ xây dựng bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có:
– Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất;
– Dự thảo bảng giá đất;
– Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất;
– Văn bản thẩm định bảng giá đất.