Quy trình thương lượng tập thể năm 2023 quy định thế nào?

bởi Ngọc Trinh
Quy trình thương lượng tập thể

Tranh chấp lao động không chỉ là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể, tranh chấp đã được pháp luật quy định hoặc do các bên tự thỏa thuận mà còn bao gồm cả những tranh chấp về những nội dung không được đưa ra trong hợp đồng lao động, thỏa ước. Có nghĩa là nếu như các tranh chấp khác phát sinh do sự vi phạm pháp luật thì tranh chấp lao động có thể phát sinh trong trường hợp không có vi phạm pháp luật hoặc không có thỏa thuận trước (tranh chấp về những vấn đề còn đang trong quá trình thương lượng tập thể). So sánh với các tranh chấp khác (Ví dụ như tranh chấp dân sự: chỉ phát sinh trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc nghĩa vụ mang tính chất bồi thường ngoài hợp đồng), thì trong tranh chấp lao động, ngoài quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng còn có các lợi ích khác ngoài hợp đồng. Đặc điểm này phát sinh do tính chất đặc thù của quan hệ lao động. Sau đây hãy cùng LSX đi tìm hiểu quy trình thương lượng tập thể trong tranh chấp lao động được quy định trong pháp luật như thế nào nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Thương lượng tập thể có những nội dung nào?

Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.

Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:

  • Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
  • Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
  • Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
  • Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
  • Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
  • Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
  • Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Mỗi bên có bao nhiêu người tham gia thương lượng tập thể?

Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

  • Số lượng người tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do các bên thỏa thuận.
  • Thành phần tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do bên đó quyết định. Trường hợp bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện có quyền yêu cầu thương lượng quyết định số lượng đại diện của mỗi tổ chức tham gia thương lượng.
  • Trường hợp bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của Bộ luật này thì số lượng đại diện của mỗi tổ chức do các tổ chức đó thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì từng tổ chức xác định số lượng đại diện tham gia tương ứng theo số lượng thành viên của tổ chức mình trên tổng số thành viên của các tổ chức.
  • Mỗi bên thương lượng tập thể có quyền mời tổ chức đại diện cấp trên của mình cử người tham gia là đại diện thương lượng và bên kia không được từ chối. Đại diện thương lượng tập thể của mỗi bên không được vượt quá số lượng quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp được bên kia đồng ý.

Mỗi bên trong thương lượng tập thể có quyền nhất định. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác có thể tham gia thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định.

Quy trình thương lượng tập thể
Quy trình thương lượng tập thể

Quy trình thương lượng tập thể năm 2023 quy định thế nào?

Bước 1: Yêu cầu thương lượng tập thể (Điều 68 Bộ luật lao động 2019).

Bước 2: Thỏa thuận địa điểm và thời gian thương lượng tập thể

Khi có yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể. Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.

Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Thời gian tham gia các phiên họp thương lượng tập thể của đại diện bên người lao động được tính là thời gian làm việc có hưởng lương. Trường hợp người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tham gia các phiên họp thương lượng tập thể thì thời gian tham gia các phiên họp không tính vào thời gian quy định tại khoản 2 Điều 176 của Bộ luật này.

Bước 3: Cung cấp thông tin

Trong quá trình thương lượng tập thể, nếu có yêu cầu của bên đại diện người lao động thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng trong phạm vi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động.

Bước 4: Lấy ý kiến người lao động

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở quyết định về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành thảo luận, lấy ý kiến người lao động nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.

Bước 5: Lập biên bản và ký

Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau. Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy trình thương lượng tập thể” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Hy vọng rằng với những kiến thức pháp lý về thương lượng tập thể sẽ giúp được cho các độc giả của LSX nói chung và các bạn đang trong quan hệ lao động nói riêng. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đăng ký bảo hộ logo bắc giang. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Khi nào thì thương lượng tập thể không thành?

– Một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định;
– Đã hết thời hạn quy định tại mà các bên không đạt được thỏa thuận;
– Chưa hết thời hạn quy định nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.

Trách nhiệm của UBND tỉnh trong thương lượng tập thể là gì?

– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho các bên thương lượng tập thể.
– Xây dựng và cung cấp các thông tin, dữ liệu về kinh tế – xã hội, thị trường lao động, quan hệ lao động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thương lượng tập thể.
– Chủ động hoặc khi có yêu cầu của cả hai bên thương lượng tập thể, hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận trong quá trình thương lượng tập thể; trường hợp không có yêu cầu, việc chủ động hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được tiến hành nếu được các bên đồng ý.
– Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể khi có yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp.

Khi nào các bên xác định thời gian thương lượng trong thương lượng tập thể?

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm