Quyền bào chữa của người bị buộc tội được quy định như thế nào?

bởi NguyenThiQuynhAnh
Quyền bào chữa của người bị buộc tội được quy định như thế nào?

Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là một trong các nguyên tắc trong tố tụng hình sự; nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bị buộc tội trước sự buộc tội của phía Viện kiểm sát; và đảm bảo cho phán quyết của Tòa án đưa ra công bằng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Luật sư X giúp bạn đọc hiểu rõ về quyền được bào chữa trong bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quyền bào chữa đã được ghi nhận qua nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. Nguyên tắc được ghi nhận là phương châm, định hướng chi phối toàn bộ quá trình từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Qua đó thể hiện tư tưởng, mục tiêu bảo vệ quyền con người của Nhà nước ta; phù hợp với xu thế phát triển chung của pháp luật quốc tế.

Quyền bào chữa của người bị buộc tội

Việc ghi nhận quyền bào chữa đối với người buộc tội chính là bảo vệ quyền con người. Việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, quyền con người là vấn đề cấp thiết trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta chú trọng phát triển toàn diện về con người trên mọi mặt; nhất là phát huy đảm bảo quyền con người, quyền công dân.

Trong bất kỳ một nhà nước nào; đặc biệt là nhà nước pháp quyền thì quyền công dân và quyền con người được đặc biệt coi trọng; là giá trị cao quý nhất được bảo vệ. Việt Nam là nhà nước pháp quyền đề cao giá trị quyền công dân. Dù người đó là ai, phạm lỗi vi phạm pháp luật; thì họ cũng có quyền hưởng quyền con người, quyền công dân.

Về khái niệm: Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là các hành vi tố tụng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được pháp luật quy định. Được phép đưa ra các chứng cứ để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.

Nội dung nguyên tắc quyền bào chữa

Nội dung bào chữa bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa. Người bị buộc tội được hiểu là bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can bị cáo. Các đối tượng có khả năng bị hạn chế quyền, lợi ích; đối mặt với sự nghi ngờ, khả năng bị buộc tội bởi các cơ quan pháp luật Nhà nước.

Quyền bào chữa được quy định nhằm đảm bảo cho người bị buộc tội có cơ hội trình bày quan điểm của mình đối với việc buộc tội. Đưa ra bằng chứng và lập luận đề nghị các cơ quan có thẩm quyền minh oan; hoặc cấp tình tiết cần thiết để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình theo quy định của pháp luật.

Nếu người bị buộc tội không tự bào chữa thì có thể nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa cho mình. Người khác có thể là bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý; người đại diện hợp pháp của người bị buộc tôi.

Thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa được quy định tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Ngay từ khi thời điểm khởi tố bị can. Hoặc khi người bị buộc tội bị triệu tập và có mặt tại trụ sở của cơ quan điều tra thì có quyền được bào chữa.

Trách nhiệm việc bảo đảm quyền bào chữa

Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Theo đó trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo, giải thích; và bảo đảm người bị buộc tội thực hiện đầy đủ quyền bào chữa. Bảo đảm cho người bị buộc tội, đương sự thực hiện đầy đủ quyền; và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người bị buộc tội. Trong những trường hợp pháp luật quy định; nếu người bị buộc tội không có người bào chữa. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu, cắt cử người bào chữa. Có thể là từ đoàn luật sư phân công cử người bào chữa cho họ; hoặc trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử trợ giúp viên pháp lý. Bảo đảm phải có người bào chữa cho người bị buộc tội.

Ý nghĩa của bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội

Quyền bào chữa là một quyền lợi cơ bản của công dân; được ghi nhận tại tất cả các bản Hiến pháp của nước Việt Nam. Việc ghi nhận quyền bào chữa là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự có ý nghĩa lớn về mọi mặt. Đây sẽ là một biểu hiện của tư tưởng bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Với tư cách là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự; việc bảo đảm quyền bào chữa là tiêu chuẩn, yêu cầu trong hoạt động tố tụng. Nâng cao trách nhiệm các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền; thực hiện tuân theo và bảo đảm nguyên tắc được vận dụng trong thực tiễn.

Nguyên tắc bảo đảm người bị buộc tội có quyền bào chữa sẽ giúp Tòa án xác minh sự thật khách quan của vụ án. Lắng nghe quan điểm và lập luận của cả hai bên là: “bên buộc tội” – Viện kiểm sát và bên “gỡ tội” – Người bào chữa cho người bị buộc tội (hoặc là người bị buộc tội nếu tự bào chữa). Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào chứng cứ và lập luận mà các bên đưa ra trong phiên tòa để xác định sự thật khách quan của vụ án. Từ đó đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thông tin liên hệ

Thông qua bài viết “Quyền bào chữa của người bị buộc tội được quy định như thế nào?” Mong các bạn đọc hiểu rõ quyền của mình khi không may vướng vào tố tụng.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký dịch vụ luật sư bào chữa của Luật sư X gọi ngay hotline: 0833 102 102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Luật sư bào chữa có quyền và nghĩa vụ nào?

Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015 quy định. Người bào chữa có thể thu thập được chứng cứ chứng minh vô tội hoặc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Người bào chữa có đủ điều kiện để tìm ra sự thật khách quan của vụ án cũng như tìm ra các tình tiết để chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Qua đó, luật sư bảo vệ tối đa quyền lợi thân chủ.

Mục đích của việc bào chữa là gì?

Mục đích chính là nhằm chủ động ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng; và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm. Ngoài ra sẽ không làm oan sai người vô tội hướng tới mục đích “góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”. Không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của công dân. Đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Bất cập còn tồn tại về quyền bào chữa hiện nay?

Một số quy định của pháp luật về đảm bảo quyền bào chữa chưa đầy đủ, đồng bộ. Quy định còn chưa được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó áp dụng. Dẫn đến cách hiểu thiếu thống nhất giữa cơ quan tiến hành tố tụng với người bào chữa. Người thực hiện bào chữa cũng bị ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm