Sinh con thứ ba có được hưởng bảo hiểm xã hội ?

bởi Luật Sư X
Sinh con thứ ba có được hưởng bảo hiểm xã hội ?

Hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ dành cho phụ nữ mang thai và chồng có vợ mang thai. Tuy nhiên, nếu trường hợp gia đình sinh con thứ ba, vi phạm chính sách về kế hoạch hóa gia đình thì liệu có được hưởng chế độ thai sản như thường khồng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Luật bảo hiểm xã hội 2014

Nội dung tư vấn:

1. Sinh con thứ ba, hưởng chế độ thai sản như thường!

Việc một người đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội cũng như là có  điều kiện hưởng chế độ thai sản thì sẽ hưởng chế độ thai sản. Cụ thể được quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: 

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Qua đó có thể thấy, Lao động nữ thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được hưởng chế độ thai sản

  • Mang thai;
  • Sinh con;
  • Mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Trong trường hợp sinh con, mang thai hộ, nhận con nuôi thì người lao động  phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Nếu lao động sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Người lao động sinh con, mang thai hộ, nhận con nuôi mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Như vây, xét theo điều kiện trên thì không có bất cứ quy định nào về việc người lao động sinh con thứ ba không được hưởng trợ cấp cả. Bởi vậy, việc sinh con thứ 3 không ảnh hưởng gì đến chế độ hưởng bảo hiểm xã hội. Nhưng nó thực sự ảnh hưởng đến chính sách dân số của nước ta với “thành tích” đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới về dân số!

 

2. Thời gian hưởng chế độ thai sản 2019.

Việc nghỉ bao lâu, dài hay ngắn thì tùy thuộc vào tình trạng mang thai, vấn đề sức khỏe trước và sau khi sinh con của người lao động. Cụ thể: 

  • Được nghỉ 05 ngày đi khám thai

L ao động nữ mang thai được nghỉ phép để khám thai 5 lần trong thời kỳ mang thai căn cứ tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Mỗi lần khám được nghỉ phép 1 ngày.

Tuy nhiên, trường hợp cơ sở khám bệnh xa hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày mỗi lần khám theo chứng nhân của cơ sở khám bệnh

  • Được nghỉ đến 50 ngày khi thai có vấn đề:

Việc thai nhi có vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng đến mẹ, hoặc phải nghỉ làm để chăm sóc thai nhi theo chỉ định của bác sĩ, hoặc áp dụng các biện pháp như nạo, hút hay sẩy thai, thai chết….thì việc cho phép người lao động nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe cũng như tinh thần là điều cần thiết. Cụ thể tại Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014: 

Điều 33: Thời gian hưởng chế độ khi khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

  • Nghỉ 06 tháng khi sinh con:

Việc sinh và nuôi một đưaa trẻ là chuyện không hề dễ dàng. Chính vì vậy, pháp luật cho phép người lao động được nghỉ tối thiểu 6 tháng trước và sau khi sinh con. Thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng.

Trường hợp khác nhau như: sinh đôi, sinh ba. Nếu sinh đôi trở lên thì thời gian nghỉ chế độ thai sản mỗi con mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

  • Được nghỉ đến 15 ngày khi tránh thai:

Việc tránh thai tưởng chừng đơn giản nhưng người lao động cũng phải có một thời gian nhất định để hồi phục lại sức khỏe. Cụ thể tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: 

  •  07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
  •  15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư dân sự tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm