Sổ hồng và sổ đỏ, sổ nào giá trị hơn theo quy định?

bởi PhamThanhThuy
Sổ hồng và sổ đỏ, sổ nào giá trị hơn theo quy định?

Chào Luật sư, hiện nay có hai loại sổ là sổ đỏ và sổ hồng. Tôi không biết giữa hai loại sổ này thì sổ nào có giá trị cao hơn? Hôm trước nhà tôi bị mất trộm nên bị lấy sổ đỏ, còn sổ hồng thì vẫn còn nguyên. Trong trường hợp này thì tôi xin lại sổ đỏ có được hay không? Sổ hồng và sổ đỏ, sổ nào giá trị hơn theo quy định? Sổ đỏ và sổ hồng có thể thay thế cho nhau được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:

Thế nào là sổ đỏ và sổ hồng?

Hiện nay, không có một văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cũng tương tự như sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Mọi người thường gọi là sổ hồng vì dựa trên màu sắc của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (thị trấn, nội thành, nội thị xã) do Bộ Xây dựng ban hành.

Sổ hồng cũng là một thuật ngữ pháp lý không được công nhận theo quy định của pháp luật.

Sổ hồng và sổ đỏ, sổ nào giá trị hơn theo quy định?
Sổ hồng và sổ đỏ, sổ nào giá trị hơn theo quy định?

Những loại sổ đang có giá trị hiện nay là gì?

Theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai năm 2013 những loại giấy chứng nhận được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, xây dựng trước ngày 10/12/2009 thì vẫn có giá trị pháp lý gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

– Để tránh gây khó khăn cho người dân và thống nhất quản lý, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP (hướng dẫn bởi Thông tư 17/2009/TT-BTNMT) thống nhất 01 loại mẫu giấy chứng nhận để cấp cho người dân với tên gọi là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (áp dụng mẫu giấy chứng nhận mới từ ngày 10/12/2009 đế nay).

– Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì kế thừa tên gọi mẫu giấy chứng nhận mới áp dụng chung trong phạm vi cả nước. Cụ thể:

+ Trường hợp 1: Khi người sử dụng đất có yêu cầu chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu đủ điều kiện thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất  và thông tin được ghi ở phần thửa đất.

+ Trường hợp 2: Khi người sử dụng đất có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì được cấp giấy chứng nhận và ghi thông tin tại mục nhà ở…(thường gặp ở trường hợp khi bố mẹ cho đất cho con xây nhà nhưng không sang tên – Đất của bố mẹ, nhà ở thì của con).

+ Trường hợp 3: Người sử dụng đất có yêu cầu cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì được cấp giấy chứng nhận với đầy đủ thông tin ở các mục về thửa đất, nhà ở, tài sản khác.

– Giấy chứng nhận được cấp trước ngày 10/12/2009 (Sổ đỏ, Sổ hồng cũ) vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nếu có nhu cầu cấp đổi sang loại mới thì được cấp đổi.

Sổ hồng và sổ đỏ, sổ nào giá trị hơn theo quy định?

– Giá trị pháp lý:

Hiện nay, Sổ hồng và Sổ đỏ đều có giá trị pháp lý (không phân biệt giá trị của từng loại). Giá trị thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền (quyền sử dụng đối với đất), quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất). Còn sổ chỉ là “tờ giấy” ghi nhận quyền chứ bản thân sổ đó không giá trị.

– Giá trị thực tế:

Giá trị thực tế của Sổ đỏ và Sổ hồng phụ thuộc vào giá trị thực tế của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Vị trí thửa đất, diện tích, tình trạng mới hay cũ của nhà ở và số lượng tài sản khác gắn liền với đất (cây trồng…). Do vậy, giá trị của từng loại sổ gắn với từng thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ hồng và sổ đỏ sổ nào có giá trị vay, thế chấp cao hơn?

Như đã giải thích ở trên, 2 loại sổ trên có giá trị như nhau vì thế giá trị thế chấp vay vốn là ngang nhau. Vay được nhiều hay ít thì phụ thuộc vào giá trị của căn nhà đó, diện tích và ngân hàng định giá ra sao. Điều này khá tốt cho những nhà đầu tư muốn xoay vòng vốn để tăng thêm lợi nhuận
Việc dùng 2 sổ này để thế chấp vay vốn thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Khi đó bạn sẽ phải đưa cho ngân hàng giữ những loại giấy tờ đó và tiến hành ký hợp đồng vay vốn. Thời gian ngân hàng giữ từ khi bắt đầu ký vào hợp đồng vay vốn đến lúc trả toàn bộ cả số tiền gốc lẫn tiền lãi đúng thời hạn như hợp đồng ghi rõ.
Khi vay vốn dùng sổ hồng hay sổ đỏ để thế chấp thì bạn phải xem xét về khả năng chi trả của mình. Nếu đến hạn trả mà chưa chuẩn bị đủ tiền bạn có thể đảo hạn. Nhưng nếu tiếp tục không thể đáp ứng được yêu cầu về thời gian trả hay hoàn toàn không có khả năng chi trả thì nhà ở hay mảnh đất đó sẽ được thanh lý. Do vậy cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Sổ hồng và sổ đỏ, sổ nào giá trị hơn theo quy định?
Sổ hồng và sổ đỏ, sổ nào giá trị hơn theo quy định?

Phân biệt sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng?

Cơ quan ban hành và thời gian cấp sổ:

Sổ hồng: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” được cấp bởi Bộ xây dựng trước ngày 10/8/2005, đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng” và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009.

Sổ đỏ: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”

Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng của sổ hồng và sổ đỏ có sự khác biệt nhất định.

Đối với sổ đỏ thì sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu đất.

Đối với sổ hồng lại được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.

Khu vực được cấp sổ

Sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng) có khu vực cấp sổ là đô thị.

Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có khu vực cấp ngoài đô thị

Loại đất được cấp sổ

Loại đất được cấp sổ giữa sổ hồng và sổ đỏ cũng có sự khác biệt lớn. Sổ hồng sẽ được cấp cho đất ở đô thị, còn sổ đỏ được cấp cho loại đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và khu làm muối.

Liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Sổ hồng và sổ đỏ, sổ nào giá trị hơn theo quy định?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833 102 102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tên gọi theo pháp luật của sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sổ hồng còn có tên nào khác hay không?

Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Công nhận quyền sở hữu nhà ở hiện nay như thế nào?

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.”
Như vậy, Khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ các điều kiện theo Luật nhà ở 2014 sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm