Xin chào Luật sư X. Em sắp trở thành tân sinh viên ngành Luật, em rất có hứng thú với môn học Luật hôn nhân và gia đình. Em có thắc mắc rằng tại sao phải quy định hôn nhân một vợ, một chồng. Hình thức xử phạt khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng ra sao? Mong được ban tư vấn của Luật sư X giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được hiểu là như thế nào?
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc quan trọng gắn liền với sự phát triển của gia đình Việt Nam. Đây cũng là một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp. Nguyên tắc này được xây dựng trên nền tảng hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và nam nữ bình đẳng nhằm xóa bỏ chế đi đa the trong hôn nhân phong kiến… Vì vậy, nó đã trở thành nguyên tắc quan trọng được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta và được cụ thể hóa trong các văn bản luật Hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc này là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng. Về bản chất, nguyên tắc hôn nhân một với một chồng là tư tưởng chỉ đạo trong việc xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp trước pháp luật. Nội dung của nguyên tắc này cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như một vợ một chồng với người khác và ngược lại. Như vậy, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng bắt buộc với cả hai chủ thể tham gia quan hệ.
Tại sao cần phải quy định hôn nhân một vợ, một chồng?
Thứ nhất nguyên tắc hôn nhân một với một chồng là nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tư tưởng tiến bộ, xu thế tiến bộ chung của toàn xã hội trong việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình bền vững, hạnh phúc, đảm bảo quyền lợi ích của cả vợ-chồng trong quan hệ hôn nhân.
Thứ hai, nguyên tắc hôn nhân một với một chồng góp phần xóa bỏ hoàn toàn chế độ đa thê đã tồn tại lâu trong xã hội phong kiến trước đây. Nguyên tắc này đã xóa bỏ những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân, như quan niệm “ trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”…Qua đó đã xây dựng mô hình hôn nhân gia đình mới dân chủ, tiến bộ, hạnh phúc vững bền.
Thứ ba, nguyên tắc hôn nhân một với một chồng là cơ sở duy trì tình yêu, bảo đảm sự bền vững, hạnh phúc của gia đình. Mặc dù hôn nhân được xây dựng trên sự tự nguyên và tình cảm nhưng việc xác lập nguyên tắc đảm bảo sự bền vững của tình cảm của các bên tham gia trong quan hệ hôn nhân.
Thứ tư, nguyên tắc hôn nhân một với một chồng góp phần xóa bỏ các tệ nạn xã hội như tệ ngoại tình, nạn mại dâm, đảm bảo trật tự trị an xã hội, góp phần giữ vững trật tự trị an của xã hội. Việc tuân thủ nguyên tắc này đem lại sự lành mạnh trong đời sống xã hội, gia đình, tránh được các nguy cơ do hành vi bạo lực, những nguy cơ xảy ra cho các bên vợ-chồng hoặc người thứ ba khi có vi phạm.
Thứ năm, nguyên tắc hôn nhân một với một chồng là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về nhân thân và tài sản liên quan đến lợi ích chính đáng của bên chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân hợp pháp. Ngoài ra nguyên tắc cũng là cơ sở xem xét xử lý hành vi phạm pháp luật về hôn nhân một vợ một chồng.
Tóm lại, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em và góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. Vì vậy nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng đối với từng cá nhân, từng gia đình và cả nhà nước- xã hội.
Các hành vi xâm phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng.
Vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng được hiểu là hành vi trái pháp luật hay thường gọi là hành vi ngoại tình. Bởi chế độ hôn nhân một vợ một chồng được pháp luật bảo vệ. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các hành vi cơ bản vi phạm chế độ một vợ một chồng:
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác.
- Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
Trong trường hợp có hai chủ thể là người đang có vợ/chồng tức là người đang có một quan hệ hôn nhận hợp pháp. Người khác ở đây có thể hiểu là người khác giới. Họ có thể đã có chồng/vợ hoặc chưa có chồng/vợ. Cho dù chủ thể khác là ai thì khi kết hôn với người đang có vợ/chồng đều bị coi là vi phạm quy định về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn của người đang có vợ/chồng với người khác; mặc dù có đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc kết hôn của họ bị coi là trái pháp luật.
Người đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ nhân thân và tài sản với vợ hợp pháp. Đồng thời, việc sống chung như vợ chồng là một hành vi vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục của nước ta. Hành vi không chỉ vi phạm pháp luật; mà còn trái đạo đức bị xã hội lên án.
Vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng thì có bị phạt không?
Xử phạt hành chính.
Hành vi vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử phạt hành chính. Căn cứ quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thông thường có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Trường hợp khác, có hành vi nghiêm trong hơn có thể bị phạt lên đến 20.000.000 đồng.
Chịu trách nhiệm hình sự.
Người có hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng; có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng”. Căn cứ theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Ngoài ra, bên có hành vi vi phạm chế độ và trái quy định pháp luật tức đã có lỗi trong quan hệ hôn nhân. Do đó, khi ly hôn đây được xem căn cứ Tòa án phân chia tài sản. Phần tài sản sẽ được cân nhắc phân chia bù đắp cho bên còn lại.
Có thể bạn quan tâm
- Hôn nhân thực tế trước năm 1987 thế nào theo QĐ?
- Mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tiếng anh mới năm 2022
- Dịch vụ làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân uy tín nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tại sao cần phải quy định hôn nhân một vợ, một chồng?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về Xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi,… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014, điều kiện kết hôn gồm:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; Kết hôn giữa những người theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5;
Căn cứ Điều 2 Luật hôn nhân gia đình 2014, các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình gồm:
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Mặc dù không có giấy đăng ký kết hôn, không công khai mối quan hệ. Các bên đều biết người kia hoặc bản thân mình đã có vợ/chồng hợp pháp. Tuy nhiên vẫn cùng sinh sống và sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm, xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung