“Xin chào luật sư. Cách đây không lâu, bố mẹ tôi có tặng cho vợ chồng tôi một mảnh đất. Tuy nhiên, cho đến hiện nay thì chúng tôi chưa thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ cho mảnh đất này. Vậy theo quy định pháp luật hiện nay có bắt buộc phải sang tên sổ đỏ khi tặng cho đất hay không? Nếu có thì mức xử phạt quy định ra sao? Tặng cho đất nhưng không sang tên bị phạt như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định về việc sang tên sổ đỏ khi tặng cho đất như thế nào?
Sang tên được thực hiện đối với trường hợp đất đai đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi về tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Sau khi sang tên, người nhận tặng cho được cấp Giấy chứng nhận quyền mới hoặc tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận của người tặng cho và bổ sung thông tin tặng cho nhà đất trong Giấy chứng nhận đó. Người được tặng cho đều có đầy đủ quyền và nghĩa vụ với nhà đất được tặng.
Khi tặng cho nhà đất phải công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho và sang tên là thủ tục bắt buộc. Kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục sang tên trong thời hạn không quá 30 ngày.
Tặng cho đất nhưng không sang tên bị phạt như thế nào?
Tại Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi không đăng ký đất đai sẽ bị xử phạt như sau:
– Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.
– Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.
– Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Bên cạnh đó, không thực hiện việc sang tên sổ khi được tặng cho đất sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.
Hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ khi được ba mẹ tặng cho mảnh đất gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT thì hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ khi được ba mẹ tặng cho. Bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển quyền tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK (Lý do biến động) như sau: “Nhận … (ghi hình thức chuyển quyền sử dụng đất) …m2 đất (ghi diện tích đất nhận chuyển quyền); tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận chuyển quyền và đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 là … m2 và từ ngày 01/7/2014 đến nay là … m2 (ghi cụ thể diện tích nhận chuyển quyền theo từng loại đất, từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)”;
- Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định. Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
- Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.
Có thể bạn quan tâm
- Có thể tặng cho một phần mảnh đất hay không?
- Thủ tục giải quyết tranh chấp về tặng cho đất
- Đã tặng cho đất có đòi lại được không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tặng cho đất nhưng không sang tên bị phạt như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp tặng cho nhà đất mà không đăng ký biến động đất đai thì người bị xử phạt là bên nhận chuyển quyền sử dụng đất (khi nhận tặng cho nhà đất từ cha mẹ mà không sang tên thì người con bị xử phạt vi phạm hành chính).
Ngày biến động được tính như sau:
– Trường hợp không có thỏa thuận về ngày tặng cho thì ngày biến động là ngày công chứng hoặc chứng thực hợp đồng tặng cho.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận khác về ngày tặng cho mà không trái với quy định pháp luật thì ngày biến động được tính theo ngày do các bên thỏa thuận.
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì việc đăng ký biến động quyền sử dụng đất (sang tên sổ) do tặng cho quyền sử dụng đất phải tiến hành trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày có biến động.