Thách cưới quá cao, phạt bố mẹ vợ đến 3 năm tù!

bởi NguyenTriet

Ngày xưa vua Hùng muốn gả con cho Sơn Tinh nên thách cưới những vật phẩm dễ tìm từ núi rừng nhưng rất quý như “voi chín ngà, gà chín cựa và ngựa chín hồng mao”. Quay lại tại thời điểm hiện tại, liệu việc thách cưới cao nhà trai từ nhà gái có vi phạm pháp luật hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Thách cưới quá cao hành vi vi phạm pháp luật. 

Thách cưới Là một trong những phong tục truyền thống rất đẹp của dân tộc khi con cái kết hôn . Theo đó, lễ vật do nhà trai chuẩn bị được nhà gái yêu cầu trước đó. Đây như là một món quà bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về cống sinh thành, giáo dưỡng người “dâu hiền” sẽ về làm con bên nhà trai sau này. Lễ vật thường sẽ là trầu cau, bánh, heo, kẹo, quần áo….

Tuy nhiên, phng tục này hiện nay ngày càng biến trướng mang tình đòi hỏi về vật chất. Những món quà mà nhà gái thách cưới thường sẽ bị cao và vượt quá khả năng tài chính của nhà chồng. 

Căn cứ vào Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì hành vi thách cưới cao là một trong những phong tục tập quán lạc hậu cấm áp dụng. Bởi nó gây áp lực cho nhà trai cũng như là một yêu sách đòi hỏi về của cải, vật chất. 

II. CÁC TẬP QUÁN LẠC HẬU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CẤM ÁP DỤNG

1. Chế độ hôn nhân đa thê.

2. Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời.

3. Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ.

4. Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới).

Hơn nữa, căn cứ theo định nghĩa tại Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình về yêu sách của cải trong kết hôn  thì đó là hành vi đòi hỏi nhà trai về sánh lễ một cách quá cao và xem như là một điều kiện để gả con. Như vậy, hành vi này đã gián tiếp cản trở tính tự nguyện kết hôn được pháp luật bảo vệ. 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

 12. Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.

Như vậy rõ ràng, hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật. Gả chồng cho con nhưng lại giống như bán con qua phong tục thách cưới nhưng biến trướng về sánh lễ quá cao. được quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

….

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

2. Mức xử phạt

Rõ ràng, việc vi phạm pháp luật thì phải xử phạt theo quy định. Thì với hành vi có yêu sách của cải nhằm cản trở người khác kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ sẽ bị xử phạt hình sự hoặc hành chính tùy mức độ vi phạm. Cụ thể: 

Thứ nhất, đối với xử phạt hành chính. 

Cụ thể tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì việc cản trở người khác kết hôn, vi phạm nguyên tắc kết hôn tự nguyện sẽ bị xử phạt đến 300.000 đồng.

Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.

Như vậy, với hành vi thách cưới quá cao thì bố mẹ vợ bạn sẽ bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo mức độ. 

Thứ hai, đối với truy cứu trách nhiệm hình sự:

Đối với hành vi cản trở người khác kết hôn, vi phạm nguyên tắc kết hôn tự nguyện nhưng bằng phương pháp thách cưới quá cao vượt quá khả năng tài chính của con rể của cha mẹ vợ là hành vi cấu thành nên tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện. Chính vì vậy, mức xử phạt cao nhất có thể dành cho bố mẹ khi thực hiện hành vi này là 3 năm tù. 

Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

1/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm