Trong quá trình tham gia lao động, người lao động có một số quyền và nghĩa vụ nhất định đối với đơn vị sử dụng lao động. Khi cảm thấy các chính sách của công ty không thỏa đáng hay quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, người lao động có thể tiến hành đình công theo quy định. Vậy theo quy định hiện hành, Thẩm quyền giải quyết đình công thuộc về cơ quan nào? Ưu nhược điểm của các tổ chức có thẩm quyền giải quyết đình công là gì? Thủ tục đình công được thực hiện như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đình công là gì?
Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019 định nghĩa cụ thể về đình công như sau: Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Hiểu đơn giản, đình công là việc người lao động ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có sự tổ chức nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Đây là một trong những biện pháp giúp người lao động gây áp lực lớn đến người sử dụng lao động để đòi hỏi quyền lợi.
Việc người lao động đình công có thể là đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Tuy nhiên, người lao động chỉ được đảm bảo quyền lợi chính đáng khi đình công hợp pháp.
Khi nào thì người lao động được quyền đình công?
Theo định nghĩa đã đề cập, đình công sẽ do tổ chức đại diện người lao động đứng ra lãnh đạo tập thể người lao động, đại diện cho họ giải quyết tranh chấp với người sử dụng lao động. Tranh chấp dẫn tới đình công là những tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Theo Điều 199 Bộ luật Lao động, người lao động chỉ có quyền đình công trong 02 trường hợp sau:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân mà không tiến hành hòa giải.
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc có thành lập nhưng:
- Không ra quyết định giải quyết tranh chấp; hoặc
- Người sử dụng lao động không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Thẩm quyền giải quyết đình công thuộc về cơ quan nào?
Theo Điều 187 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, thẩm quyền giải quyết đình công được quy định như sau:
Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
- Hòa giải viên lao động;
- Hội đồng trọng tài lao động;
- Tòa án nhân dân.
Cụ thể như sau:
Hòa giải viên lao động
Hòa giải viên lao động là cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp liên quan đến hợp đồng đào tạo nghề và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
Đối với tranh chấp lao động cá nhân (tức giữa người lao động và người sử dụng lao động), các bên phải giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên, tức phải thực hiện giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên đầu tiên.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, các bên không cần tham gia hòa giải mà có thể giải quyết tranh chấp thông qua chủ thể khác, bao gồm các tranh chấp: Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Hòa giải viên được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cử đi thực hiện nhiệm vụ hòa giải cho các bên tranh chấp. Một vụ tranh chấp có thể có 01 hoặc nhiều hòa giải viên cùng được cử đi giải quyết tùy theo mức độ phức tạp của tranh chấp.
Hội đồng trọng tài lao động
Hội đồng trọng tài lao động được thành lập bởi chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, và các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động (các trọng tài viên) cũng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm. Hội đồng trọng tài lao động có các trách nhiệm tương tự với hòa giải viên lao động như: Giải quyết tranh chấp lao động (cá nhân và tập thể), tranh chấp liên quan đến hợp đồng đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
Đối với tranh chấp lao động cá nhân, các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động trên cơ sở đồng thuận nhưng chỉ được thực hiện sau khi hòa giải không thành, trừ một số trường hợp được đề cập đến tại phần 1.
Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân ở đây là Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực dân sự. Đây là Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc, vụ án lĩnh vực dân sự mở rộng, trong đó có lao động. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân lĩnh vực dân sự là giải quyết các vụ việc, tranh chấp, không nhất thiết phải là tranh chấp về lao động. Ngoài ra, việc tiếp nhận đơn yêu cầu, quy trình giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân rất khác biệt so với hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động.
Ưu nhược điểm của các tổ chức có thẩm quyền giải quyết đình công
Ưu nhược điểm của các tổ chức có thẩm quyền giải quyết đình công như sau:
Hòa giải viên lao động
Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua hòa giải viên là các bên vẫn có quyền tự quyết định giải quyết tranh chấp trong quá trình hòa giải, hòa giải viên đóng vai trò trung gian, hướng các bên đến hướng giải quyết tốt nhất cho tranh chấp. Đồng thời, khi hòa giải, các bên không tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của cho hoạt động này.
Tuy nhiên nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên cũng chính là do các bên được tự do quyết định, các ý kiến của hòa giải viên chỉ mang tính chất tham khảo, thúc đẩy, nếu các bên không có tiếng nói chung, các tranh chấp mang tính chất phức tạp, thì không thể nào giải quyết chỉ bằng hòa giải.
Hội đồng trọng tài lao động
Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động là Ban trọng tài lao động dựa trên nguyên tắc tập thể ra quyết định giải quyết cụ thể, không dựa vào ý chí của các bên tranh chấp, các bên tranh chấp cũng phải tôn trọng quyết định của Ban trọng tài lao động do đã lựa chọn phương thức này để giải quyết. Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động cũng không tốn quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của các bên, dù có thể tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc hơn so với giải quyết tranh chấp qua hòa giải viên lao động.
Nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp qua Hội đồng trọng tài lao động là trên thực tế, không có chế tài nào cho các bên không thực hiện đúng như quyết định của Ban trọng tài lao động cả. Việc thực hiện theo quyết định giải quyết tranh chấp hầu như dựa vào sự tự giác của các bên.
Tòa án nhân dân
Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án nhân dân rất rõ ràng. Các bên phải tuân theo quyết định của Tòa án nhân dân, đồng thời quá trình giải quyết tranh chấp được thực hiện một cách kỹ lưỡng nhất, đảm bảo sự công bằng, minh bạch của quyết định giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án nhân dân là tốn nhiều chi phí, thời gian, tiền bạc của các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp.
Thủ tục đình công được thực hiện như thế nào?
Thủ tục đình công được thực hiện như sau:
Bước 1: Lấy ý kiến về đình công.
- Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
- Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
- Đồng ý hay không đồng ý đình công;
- Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 Bộ luật Lao động 2019.
- Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
- Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày.
Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Bước 2: Ra quyết định đình công và thông báo đình công.
- Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.
- Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
- Kết quả lấy ý kiến đình công;
- Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
- Phạm vi tiến hành đình công;
- Yêu cầu của người lao động;
- Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
- Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
Bước 3. Tiến hành đình công.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền giải quyết đình công”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo bản cam đoan đăng ký lại khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật Lao động 2019 và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Điều 204 Bộ luật Lao động năm 2019 đã liệt kê cụ thể 06 trường hợp được xem là đình công bất hợp pháp, gồm:
– Không thuộc trường hợp được quyền đình công.
– Không do tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
– Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công. Theo Điều 200 Bộ luật Lao động, đình công phải trải qua trình tự sau: (1) Lấy ý kiến về đình công; (2) Ra quyết định đình công và thông báo đình công; (3) Tiến hành đình công. Nếu không đảm bảo trình tự này, cuộc đình công sẽ là bất hợp pháp.
– Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
– Tiến hành đình công ở những nơi không được đình công.
Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động tiếp tục đình công thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Đồng thời theo quy định tại điểm 6 Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 nếu người lao động tiếp tục thực hiện đình công khi đã có quyết định ngừng đình công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị xem là hành vi đình công bất hợp pháp.