Thẩm quyền hủy tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam

bởi Ngọc Gấm
Thẩm quyền hủy tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam

Chào Luật sư, hiện nay tôi thấy có rất nhiều công ty chứng khoán làm ăn không được trong sạch và thường có hành vi thao túng, gian dối thị trường chứng khoán tại Việt Nam khiến cho người chơi chứng khoán lao đao. Chính vì thế đã có rất nhiều người yêu cầu phải huỷ tư cách công ty đại chúng chứng khoán của họ. Thế nên, Luật sư có thể cho tôi hỏi ai là người có thẩm quyền hủy tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thẩm quyền hủy tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quy định về công ty đại chúng tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều công ty được hình thành dưới dạng công ty đại chúng. Tuy nhiên loại hình thành lập công ty này lại rất ít người biết tại Việt Nam. Chính vì thế, nếu có thời gian bạn có thể tìm hiểu về loại hình thành lập công ty khá thú vị này.

Theo quy định tại Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 quy định về công ty đại chúng như sau:

Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

– Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;

– Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

Công ty cổ phần quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành việc góp vốn và có cơ cấu cổ đông đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công ty đại chúng đầy đủ và hợp lệ của công ty cổ phần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc nhận được báo cáo kết quả hoàn thành đợt chào bán của công ty cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, đồng thời công bố tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng tại Việt Nam

Các cá nhân khi có nhu cầu thành lập công ty đại chúng thì cần nên biết các quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng được cho phép theo pháp luật của Việt Nam. Để biết được các quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng có được bạn có thể tham khảo quy định sau đây.

Theo quy định tại Điều 34 Luật Chứng khoán 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng như sau:

Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Công bố thông tin theo quy định của Luật này;

– Tuân thủ quy định về quản trị công ty theo quy định của Luật này;

– Thực hiện đăng ký cổ phiếu tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều 61 của Luật này;

– Công ty đại chúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. Sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán;

– Công ty đại chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thẩm quyền hủy tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam
Thẩm quyền hủy tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam

Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng mới năm 2023

Để có thể tiến hành hủy tư cách công ty đại chúng đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì các doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về việc hủy tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm các loại hồ sơ sau.

Theo quy định tại Điều 39 Luật Chứng khoán 2019 quy định về hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng như sau:

Công ty đại chúng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này phải nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng bao gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Văn bản thông báo về việc công ty đại chúng không còn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này;

– Danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp;

– Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán.

Thẩm quyền hủy tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chính là cơ quan có thẩm quyền hủy tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam. Khi nhận được hồ sơ huỷ tư cách công ty đại chúng từ phía doanh nghiệp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiến hành xem xét hủy tư cách công ty.

Theo quy định tại Điều 38 Luật Chứng khoán 2019 quy định về hủy tư cách công ty đại chúng như sau:

– Công ty đại chúng có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước văn bản thông báo kèm danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có vốn điều lệ đã góp không đủ 30 tỷ đồng tính trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán hoặc có cơ cấu cổ đông không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này căn cứ theo xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

– Sau 01 năm kể từ ngày không còn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này mà công ty vẫn không đáp ứng được điều kiện là công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hủy tư cách công ty đại chúng.

– Công ty phải thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến công ty đại chúng cho đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy tư cách công ty đại chúng.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng, công ty có trách nhiệm thông báo việc hủy tư cách công ty đại chúng trên trang thông tin điện tử của công ty, phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và thực hiện thủ tục hủy niêm yết, đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật.

– Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng do tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề Thẩm quyền hủy tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đăng ký bản quyền Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng tại Việt Nam?

Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng bao gồm:
– Giấy đăng ký công ty đại chúng;
– Điều lệ công ty;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản công bố thông tin về công ty đại chúng bao gồm thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, cơ cấu cổ đông, tài sản, tình hình tài chính và các thông tin khác.
– Báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty cổ phần được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán;
– Danh sách cổ đông.

Cổ đông công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Cổ đông công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Được đối xử bình đẳng;
– Được tiếp cận đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất thường do công ty công bố theo quy định của pháp luật;
– Được bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đề nghị đình chỉ, hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Cổ đông lớn không được lợi dụng ưu thế của mình gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích của công ty, của các cổ đông khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; có nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật;
– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Nguyên tắc quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng?

Việc quản trị công ty đối với công ty đại chúng phải tuân thủ quy định của Luật này, Luật Doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nguyên tắc sau đây:
– Cơ cấu quản trị hợp lý, hiệu quả;
– Bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; nâng cao trách nhiệm của Hội đồng quản trị đối – – Bảo đảm vai trò của nhà đầu tư, thị trường chứng khoán và các tổ chức trung gian trong việc hỗ trợ hoạt động quản trị công ty;
– Tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty;
– Công bố thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và minh bạch hoạt động của công ty; bảo đảm cổ đông được tiếp cận thông tin công bằng.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm