Theo tiêu chuẩn xây dựng do Nhà nước ban hành, những tòa nhà cao từ 4 tầng trở lên bắt buộc phải có thang máy. Tuy nhiên, việc thang máy phải làm việc liên tục 24/24 giờ trong thời gian dài khiến chiếc thang nhanh xuống cấp. Theo đó, để đảm bảo cho thang máy hoạt động bình thường; nhiều chung cư sẽ có lịch bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, trục trặc luôn có thể xảy ra. Vậy việc thang máy rơi gây thiệt hại cho người khác, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Vào sáng ngày 22/10; công an quận Ba Đình cho biết đang điều tra, làm rõ vụ việc cô gái rơi theo hố thang máy từ tầng 7 xuống tầng 1 tử vong. Được biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 23 giờ ngày 19/10. Khi đang di chuyển bằng thang máy đến khu vực giữa tầng 7; thang máy bất chợt bị kẹt lại. Trong thang máy khi đó có 2 cô gái đã nhanh chóng bấm nút trợ giúp. Bảo vệ tòa nhà đã nhanh chóng liên lạc với lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, khi đang giải cứu, 1 cô gái đã lọt vào hố thang máy và rơi từ tầng 7 xuống tầng 1. Nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong do thương tích quá nặng.”
Căn cứ pháp lý
Thông tư 02/2016/TT-BXD
Thông tư 28/2016/TT-BXD
Định nghĩa chung cư
Nhà chung cư là nhà ở được quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Luật Nhà ở.
Tòa nhà chung cư là một khối nhà độc lập hoặc một số khối nhà có chung khối đế nổi trên mặt đất được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Cụm nhà chung cư là tập hợp từ 02 tòa nhà chung cư trở lên được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Về chủ thể có liên quan
Xét trong trường hợp này, có thể thấy có ít nhất 03 chủ thể có liên quan:
Thứ nhất, quản lý chung cư. Theo đó, bên quản lý chung cư là bên có trách nhiệm ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ thiết yếu cho cư dân tòa nhà. Có thể nói đây là mối quan hệ có chút phúc tạp tùy thuộc vào quy mô của chung cư. Nếu các chung cư lớn, các chung cư sẽ tự phân chia và bầu ban quản trị chung cư. Ban quản trị chung cư có trách nhiệm ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với bên quản lý chung cư. Bên quản lý chung cư sẽ ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ. Trong khi các chung cư nhỏ thường sẽ không xuất hiện ban quản trị chung cư.
Thứ hai, bên cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy. Là bên liên quan trực tiếp nếu thang máy xảy ra hỏng hóc, trục trặc. Với quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng dịch vụ ký với bên quản lý tòa nhá. Khi phát sinh sự cố, mọi quyền và nghĩa vụ phát sinh xung quanh sẽ được giải quyết theo hợp đồng.
Thứ ba, người bị thiệt hại. Là người trực tiếp bị thiệt hại bởi sự cố phát sinh. Trong một vài trường hợp, sự cố có thể phát sinh do lỗi của người bị thiệt hại.
Về vấn đề bảo trì thang máy trong chung cư
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 02/2016/TT-BXD; việc bảo trì thang máy trong chung cư sẽ phụ thuộc vào:
- Bên quản lý chung cư.
- Ban quản trị chung cư.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Khi thiệt hại xảy ra và phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trong quan hệ này sẽ phát sinh 02 chủ thể: người bị thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong tình huống này có thể xảy ra những trường hợp sau:
Thang máy có vấn đề là do bên quản lý chung cư phát hiện hỏng hóc nhưng không xử lý kịp thời
Theo đó, sẽ có trường hợp những hỏng hóc của thang máy đã được phát hiện từ trước. Mà từ thực tế, mỗi chung cư thường sẽ yêu cầu cư dân đóng một khoản phí dịch vụ. Khoản phí đó sẽ được sử dụng để chi trả cho hoạt động vệ sinh, bảo trì phần sở hữu chung.
Bên cạnh đó, khi phát hiện thang máy có dấu hiệu bất thường; cư dân sẽ báo lên cho bên quản lý chung cư để yêu cầu khắc phục sớm nhất có thể. Vậy nên, trong trường hợp cư dân tòa nhà đóng đầy đủ phí dịch vụ; đồng thời phát hiện những hỏng hóc của thang máy và yêu cầu bên quản lý chung cư sửa chữa. Nhưng bên quản lý chung cư lại chậm trễ trong việc khắc phục vấn đề này thì lỗi sẽ thuộc về bên quản lý.
Và theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì lỗi của bên nào thì bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thang máy có vấn đề là do bên cung cấp dịch vụ sửa chữa thang máy không khắc phục hết hỏng hóc
Tương tự như trên, việc hỏng hóc khi xuất phát từ lỗi của bên cung cấp dịch vụ thì bên cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thang máy có vấn đề là do người bị thiệt hại có hành vi không hợp lệ gây hư hỏng
Trong trường hợp này, lỗi xảy ra là lỗi của người bị thiệt hại trong quá trình sử dụng thang máy. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của khoản 4 Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015; khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Từ đây cho thấy, nếu thang máy có vấn đề là do người bị thiệt hại có hành vi không hợp lệ gây hư hỏng; người bị thiệt hại sẽ vẫn được bồi thường. Nhưng sẽ chỉ được bồi thường phần thiệt hại không do lỗi của mình gây ra.
Thang máy có vấn đề là việc ngoài ý muốn, không thể lường trước được
Trong trường hợp thang máy có vấn đề là việc ngoài ý muốn, không thể lường trước được; có thể xác định đây sẽ là trường hợp thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.
Theo quy định tại Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015; người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khác này. Và bên bảo trì thang máy sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại.
Xác định mức bồi thường thiệt hại
Theo đó, việc bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào thiệt hại mà người bị thiệt hại phải chịu:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Khi sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Khi tính mạng bị xâm pham; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; thiệt hại sẽ bao gồm:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Giải quyết tình huống
Hiện tại vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp nhận để điều tra xác minh. Việc xác định nguyên nhân sự cố sẽ được thông báo sau. Căn cứ vào nguyên nhân của sự cố này, chúng ta mới có thể xác định ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm.
Do đã có người tử vong nên trên thực tế; người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phải chịu các mức bồi thường theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Có thể bạn quan tâm:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây tai nạn giao thông.
- Đi xe quá tốc độ gây tai nạn trách nhiệm thuộc về ai?
- Công ty có phải bồi thường thay cho lái xe gây tai nạn?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Thang máy rơi gây thiệt hại cho người khác, trách nhiệm thuộc về ai?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việc xác định mức bồi thường thiệt hại sẽ dựa vào 02 yếu tố: hệ số bồi thường thiệt hại và mức lương tối thiểu vùng.
Thường theo quy định của pháp luật; mức bồi thường mai táng phí thường sẽ là 70 triệu đồng.