Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn như thế nào?

bởi Hương Giang
Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn như thế nào

Hiện nay, số lượng các cặp vợ chồng ly hôn ngày càng gia tăng đáng kể. Sau khi ly hôn, quan hệ vợ chồng chấm dứt, nhiều cha mẹ sẽ muốn thay đổi họ tên cho con nhằm cắt đứt quan hệ với người cũ. Vậy theo quy định, thủ tục Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn như thế nào? Trường hợp nào được phép thay đổi họ tên con sau khi ly hôn? Lệ phí thay đổi họ tên con sau khi ly hôn là bao nhiêu? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn như thế nào?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Trường hợp nào được phép thay đổi họ tên con sau khi ly hôn?

Theo quy định pháp luật hiện hành quy định chỉ có 3 trường hợp được quyền thay đổi họ cho con:

  • Thay đổi họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ và ngược lại. Bố, mẹ có thể thỏa thuận về thay đổi họ cho con.
  • Khi nhận con làm con nuôi thì cha mẹ nuôi có quyền thay đổi họ con nuôi từ họ của cha mẹ đẻ sang họ của cha mẹ nuôi và trong trường hợp khi cha, mẹ nuôi thôi không nhận con nuôi nữa thì cha, mẹ đẻ có quyền thay đổi từ họ cha mẹ nuôi đã thay đổi trước đó sang họ ban đầu là họ cha, mẹ đẻ.
  • Ngoài ra khi làm thủ tục xác định cha, mẹ con thì cha mẹ có quyền thay đổi họ của con từ họ của cha sang họ của mẹ.

Như vậy, nếu không nằm trong những trường hợp tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 thì sẽ không được quyền thay đổi. Ngoài ra, cũng cần xét trên khía cạnh độ tuổi của con; vì suy cho cùng con cái cũng có quyền quyết định với tên, họ của mình. Pháp luật có quy định cụ thể như sau:

  • Trường hợp con trên 18 tuổi, sẽ được quyền tự quyết định về thay đổi họ tên của mình;
  • Trường hợp người đã đủ từ 09 tuổi trở lên còn cần phải có sự đồng ý của con cái.
Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn như thế nào
Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn như thế nào

Quy định về quyền được thay đổi họ tên con sau khi ly hôn của cha, mẹ

Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ ràng về quyền thay đổi họ của cá nhân. Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp: “Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại…”.

Việc thay đổi họ cho người từ đủ 09 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch. Theo đó, việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.

Như vậy, từ những quy định trên, sau khi ly hôn thì cha hoặc mẹ có thể thay đổi họ cho con theo họ của mình, việc thay đổi cho con dưới 18 tuổi khi ly hôn phải có sự đồng ý của cả cha, mẹ và được thể hiện rõ trong Tờ khai.

Cơ quan nào có thẩm quyền thay đổi họ tên con sau khi ly hôn?

Theo nguyên tắc là cơ quan nào đăng ký khai sinh trước đây thì thực hiện việc thay đổi họ cho trẻ. Tuy nhiên, cha đẻ và mẹ đẻ của trẻ cũng có thể thực hiện thủ tục này tại cơ quan có thẩm quyền nơi mình đang cư trú; sinh sống, mà cơ quan này không phải cơ quan đăng ký khai sinh trước đây:

  • UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ trước đây hoặc nơi cư trú của trẻ. Đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ cho trẻ chưa đủ 14 tuổi;
  • UBND cấp huyện nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ trước đây hoặc nơi cư trú của trẻ. Đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi thay đổi họ cho trẻ từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước;
  • Cơ quan đại diện ngoại giao đã đăng ký khai sinh cho trẻ trước đây thực hiện đăng ký việc thay đổi họ cho trẻ.

Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn như thế nào?

Hồ sơ thay đổi họ tên con sau khi ly hôn

Khi làm thủ tục đổi họ cho con cần có những giấy tờ sau:

  • Giấy khai sinh bản chính của người cần thay đổi thông tin họ, tên;
  • Tờ khai theo mẫu quy định của pháp luật;
  • Người đi làm cần mang theo đầy đủ giấy tờ. Gồm có chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu. Giấy tờ này để chứng minh mối quan hệ và tư cách pháp lý để làm việc;
  • Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên, chữ đệm. Chẳng hạn như các giấy tờ chứng minh lý do muốn thay đổi; văn bản thỏa thuận đồng ý cho đổi tên; CMND, Hộ khẩu….

Thủ tục thay đổi họ tên con sau khi ly hôn

Căn cứ các quy định tại Điều 28 và Điều 47 Luật Hộ tịch, thủ tục thay đổi họ, tên của công dân tiến hành như sau:

Bước 1: Nộp Tờ khai

Người yêu cầu thay đổi họ tên nộp Tờ khai cải chính hộ tịch theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Đồng thời, xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên của người đó.

Bước 2: Nhận kết quả

Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc thay đổi họ, tên là có cơ sở, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi họ, tên ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Như vậy, nếu thuộc trường hợp được thay đổi họ, tên thì thủ tục thực hiện không quá phức tạp, người dân chỉ cần xuất trình được bản chính Giấy khai sinh và các giấy tờ có liên quan là được.

Lệ phí thay đổi họ tên con sau khi ly hôn là bao nhiêu?

Về phí thay đổi họ, tên, mỗi tỉnh sẽ có quy định riêng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành (theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC).

Ví dụ: Theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, mức lệ phí thay đổi họ, tên, hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú trong nước thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã là 5.000 đồng/việc.

Mức lệ phí thay đổi họ, tên hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện là 25.000 đồng/việc.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn như thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, đổi tên bố trong giấy khai sinh, kết hôn với người nước ngoài… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thay đổi tên cho con sau ly hôn có cần sự đồng ý của chồng không?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
“1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của bạn con trai bạn 04 tuổi sau khi ly hôn bạn muốn thay đổi tên cho con thì buộc phải có sự đồng ý của chồng cũ bạn thể hiện rõ trong tờ khai xin thay đổi hộ tịch.

Làm thủ tục thay đổi tên cho con sau ly hôn mất bao lâu?

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Pháp luật có cho phép con mang họ mẹ không?

Theo khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán. Như vậy, nếu bố mẹ có thỏa thuận, con có có thể khai sinh theo họ mẹ mà không bắt buộc theo họ bố.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm