Hiện nay các quy định mới về điều kiện lao động và quan hệ lao động đã có hiệu lực. Đây là những quy định được người lao động quan tâm; ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Vậy có quy định nào mới về thời gian không làm việc của người lao động nhưng vẫn được trả lương hay không?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật lao động 2019
Nội dung tư vấn
Thời gian không làm việc của người lao động
Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bao gồm:
– Nghỉ trong giờ làm việc: người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định từ 06 giờ trở lên trong một ngày; thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục; làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên; thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
– Nghỉ chuyển ca: người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác
– Nghỉ hằng tuần: mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần; thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
– Nghỉ lễ, tết: người lao động được nghỉ các ngày lễ tết theo quy định như tết Dương lịch, Quốc khánh,…
– Nghỉ hằng năm: người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm; hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động
– Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc: Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động; thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định (Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật Lao động 2019) được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
– Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Thời gian không làm việc của người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt
Thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc có tính chất đặc biệt được quy định cụ thể tại Điều 116 Bộ luật Lao động 2019. Các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật này đối với:
Các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định
Quy định về hưởng lương thời gian không làm việc của người lao động
1. Nghỉ giữa giờ theo quy định.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Có thể bạn quan tâm
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thời gian không làm việc của người lao động được trả lương không? “. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Quốc hội đã quyết định không tăng lương cơ sở trong năm 2020 và 2021 để dành kinh phí phòng chống dịch Covid-19. Như vậy, lương cơ sở vẫn sẽ áp dụng mức lương cũ là 1.490.000 đồng/tháng (Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.