Rất nhiều người mua đất để ý dòng chữ: “Thời gian sử dụng: Lâu dài” và đặt ra câu hỏi rằng vậy “Lâu dài là bao lâu”? Hãy tham khảo bài viết này của Luật sư X
https://www.youtube.com/watch?v=GRgHF0DjPbY
Căn cứ pháp lý:
- Luật đất đai 2013;
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT
Nội dung tư vấn
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
Đây là tư tưởng lập pháp xuyên suốt quá trình soạn thảo hiến pháp và luật đất đai 2013. Với quan điểm rằng đất đai “không của riêng cá nhân nào”, không ai có quyền tư hữu nên cá nhân chỉ được cấp quyền sử dụng thay vì là sở hữu như một số quốc gia. Điều 4 Luật đất đai 2013 đã nhấn mạnh:
Điều 4. Sở hữu đất đai – Luật đất đai 2013
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Như vậy, mặc dù công dân là chủ sở hữu của nhà nước nhưng sẽ không có quyền sở hữu đất đai mà đất đai là của chung, nhà nước sẽ cấp quyền sử dụng cho công dân.
Việc không sở hữu đất sẽ dẫn đến một kết quả là đất đai sẽ có thời hạn sử dụng và cá nhân không được sử dụng mãi mãi, điều này đã được ghi nhận trên sổ đỏ, sổ hồng, sổ xanh, sổ trắng theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT:
Điều 6. Thể hiện thông tin về thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận (Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT)
7. Thời hạn sử dụng đất được ghi theo quy định như sau:
a) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”;
c) Trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “Lâu dài”;
d) Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.
Như vậy thời hạn sử dụng đất đai sẽ có các loại chính:
- Sử dụng lâu dài: Có nghĩa là sử dụng ổn định, trong thời gian dài và sẽ có thời điểm kết thúc sử dụng;
- Sử dụng có thời hạn (ví dụ 50 năm, 70 năm…): Là đất sử dụng có thời hạn được ấn định khi giao đất. Hết thời hạn có thể được gia hạn hoặc chấm dứt sử dụng.
Tham khảo bài viết: sổ xanh, sổ trắng, sổ hồng là gì?
2. Thời gian sử dụng lâu dài là bao lâu?
Như đã đề cập phía trên, sử dụng đất lâu dài không phải là vĩnh viễn mà sẽ có thời hạn ấn định trong tương lai phụ thuộc quy hoạch đất. Tuy nhiên chỉ một số trường hợp cụ thể thì việc thu hồi đất hay chấm dứt thời hạn sử dụng đất mới được diễn ra như:
- Thu hồi đất cho phát triển cộng đồng, kinh tế, xã hội;
- Thu hồi đất để phục vụ an ninh quốc phòng;
- Thu hồi đất vì đất trái phép.
Kế hoạch để quy hoạch đất đai thường trong thời gian 5 -10 năm một lần, việc bị vào vùng quy hoạch sẽ khiến quý vị phải chuyển đi nơi khác, hoàn trả lại đất cho nhà nước và nhận bồi thường:
Điều 37. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.
2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
Vì lẽ đó nên nhiều gia đình mua đất với giá hời nhưng không chú ý tới quy hoạch khiến chỉ sinh sống một vài năm và bắt buộc nhận khoản bồi thường chênh lệch rất nhiều so với giá trị đất trên thị trường.
Sử dụng lâu dài ở đây được hiểu rằng nếu may mắn sẽ có thời gian từ đời này sang đời khác và là cách sử dụng đất trong thời gian lâu nhất của công dân. Tuy nhiên một số trường hợp đất lâu dài có thời hạn ngắn hơn với đất được cấp 50 năm, 70 năm vì không may nằm trong vùng quy hoạch, giải tỏa.
Tham khảo bài viết: dịch vụ kiểm tra thông tin đất đai
Hotline: 0833.102.102
Hi vọng bài viết sẽ có X