Thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự nên các chủ thể tham gia quan hệ này có quyền và nghĩa vụ nhất định. Nhằm đảm bảo về quyền thừa kế, quyền tài sản, quyền của người thừa kế, các quyền khác liên quan đến người thừa kế, Bộ Luật dân sự 2015 đã quy định như thế nào về thời hiệu thừa kế.
Căn cứ:
Nội dung tư vấn:
1.Xác định thời hiệu thừa kế
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 :
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể thừ thời hiệu mở thừa kế. hết thời hạn này thì di sản thuộc về người đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, Bộ Luật dân sự 2015 đã phân biệt thời hiệu thừa kế là bất động sản với động sản, trong đó thời hiệu đối với bất động sản là 30 năm, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Thời hiệu thừa kế là một trong những thời hiệu nằm trong Bộ Luật dân sự 2015 nên sẽ áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 mà không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế, cụ thể:
- Đối với di sản là bất động sản thì được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990;
- Còn đối với thừa kế về nhà ở được mở trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì thời hiệu khởi kiện còn được cộng thêm thời gian 2 năm 06 tháng (theo Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 24 tháng 8 năm 1998.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 688 Bộ Luật dân sự năm 2015 cũng quy định “Không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực”. Như vậy, những vụ kiện về thừa kế liên quan đến thời hiệu đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật sẽ không được xem xét lại.
Việc xác định thời hiệu thừa kế rất quan trọng để có thể giải quyết vấn đề, thụ lý vụ án.
Bộ Luật dân sự 2015 xử lý hệ quả của việc hết thời hiệu thừa kế. Người đang quản lý di sản có thể được hiểu là người không chỉ nắm giữ, chi phối mà còn phải có tư cách chi phối nắm giữ như một chủ sở hữu đối với toàn bộ di sản thì sẽ thuộc trường hợp chiếm hữu của quy định. Theo Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015, “người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu”. Ngoài ra người chiếm hữu còn phải không thuộc trường hợp là người được ủy quyền quản lý tài sản hay người được giao tài sản thông qua giao dịch Việc xác định người đang quản lý di sản, người chiếm hữu còn khó khăn.
Thời hiệu yêu cầu xác nhận hoặc bác bỏ quyền thừa kế
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu liên quan đến di sản thừa kế
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Theo đó, các chủ nợ, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
2. Các trường hợp được khởi kiện lại
Khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn “các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” được khởi kiện lại theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ Luật tố tụng dân sự. Theo Nghị quyết này thì:
- Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do “thời hiệu khởi kiện đã hết”, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
- Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó.
- Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Trong trường hợp này, Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
- Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó.
3. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện thừa kế
Theo quy định Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
- Có sự kiện bất khả kháng làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Có trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế
Vì các quy định trên phần nào giúp chúng ta có thể nắm rõ về các quy định về thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Trong trường hợp người con nuôi từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác thì trường hợp này không thể từ chối. Và trường hợp này vẫn được hưởng di sản thừa kế.
Con bị cha mẹ từ mặt có được hưởng thừa kế. Nhưng nếu cha mẹ truất quyền hưởng di sản thừa kế của con, tuân theo ý chí của người để lại di sản thừa kế thì người con sẽ không còn quyền hưởng di sản thừa kế.
Pháp luật không phân biệt con ngoài giá thú hay con trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, nếu là con của người để lại thừa kế thì hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật. Trừ trường hợp không được hưởng do bị truất quyền hưởng thừa kế, từ chối nhận di sản… thì con ngoài giá thú có thể được hưởng thừa kế.