Chào Luật sư hiện nay theo quy định thì thời hiệu xử phạt bán hàng không xuất hóa đơn thế nào? Mấy hôm trước tôi có bán hàng cho khách nhưng khách này không yêu cầu xuất hóa đơn nên tôi cũng không xuất hóa đơn cho khách. Bây giờ thì tôi lại nghe chị đồng nghiệp nói rằng nếu bán hàng mà không xuất hóa đơn thì sẽ bị phạt. Vậy Thời hiệu xử phạt bán hàng không xuất hóa đơn thế nào? Bán hàng không xuất hóa đơn có bị khiển trách không theo quy định? Mong được Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Thời hiệu xử phạt bán hàng không xuất hóa đơn chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Có những loại hoá đơn nào?
Hiện nay xuất hóa đơn là một trong những việc làm chính yếu của bộ phận kế toán, đặc biệt là đối với kế toán bán hàng hay kế toán tổng hợp. Vậy hiện nay có tổng cộng các loại hóa đơn nào có thể xuất được? Những loại hóa đơn hiện nay có đặc điểm ra sao và đâu là căn cứ để phân biệt được các loại hóa đơn? Về nội dung này có thể thấy rằng hiện nay có các loại hóa đơn như sau:
Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định về phân loại và các hình thức của hóa đơn như sau: Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
* Các loại hóa đơn:
– Hóa đơn giá trị gia tăng: Hóa đơn giá trị giá tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 119/2014/TT-BTC) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau: (1) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa; (2) Hoạt động vận tải quốc tế; (3) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
– Hóa đơn bán hàng: Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
+ Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
+ Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Thời hiệu xử phạt bán hàng không xuất hóa đơn thế nào?
Hiện nay như chúng ta đều biết thì việc bán hàng cần phải xuất hóa đơn. Các chủ thể không được phép bán mà không xuất hóa đơn. Đặc biệt để tránh tình trạng trên và có chế tài răn đe thì nếu ai bán hàng mà không xuất hóa đơn sẽ có thể bị phạt. Nhưng bên cạnh mức phạt là thời hiệu phạt. Vậy thời hiệu xử phạt bán hàng mà không xuất hóa đơn được quy định cụ thể mức thời gian là:
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là:
Thứ nhất, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm
Thứ hai, thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
(1) Đối với hành vi vi phạm hành chính sau đây thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm: hành vi không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in; không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn đúng quy định; hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ kê khai, nộp thuế theo quy định;…
(2) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm: những hành vi không thuộc trường hợp thời hiệu tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. (Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện hành vi vi phạm đó)
(3) Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn nếu không xác định được ngày mất, cháy, hỏng hóa đơn thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hóa đơn bị mất, cháy, hỏng.
(4) Đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo, báo cáo về hóa đơn như: báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn; hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày;…thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày người nộp thuế nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn là 2 năm theo quy định mới.
Có nhiều loại hóa đơn hiện nay, phục vụ cho mọi ngành nghề như hóa đơn bán hàng sản phẩm, làm mẫu đơn kêu cứu giải quyết tranh chấp đất đai, hóa đơn dịch vụ.
Khi nào thì bán hàng không cần lập hóa đơn?
Theo quy định thì việc lập hóa đơn khi bán hàng là cần thiết, trừ khi nào đối với những hóa đơn ít tiền, cụ thể là dưới 200 nghìn thì không cần lập hóa đơn. Còn lại đối với các giao dịch mua bán giữa các bên cần có xuất hóa đơn đàng hoàng để đối chiếu và so sánh lại giữa các bên khi nào cần. Vậy liệu còn trường hợp nào mà bán hàng không cần lập hóa đơn không? Vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Tuy không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Ngoài ra, hàng hóa được xuất kho nhưng luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn (khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)
Như vậy, chỉ có 02 trường hợp trên là không phải lập hóa đơn, tất cả các trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ còn lại phải lập hóa đơn theo quy định.
Lưu ý: Thông tư 39/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC có hiệu lực đến ngày 31/10/2020. Từ ngày 01/11/2020 sẽ bị thay thế bởi Thông tư 68/2019/TT-BTC.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
Việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn hiện nay cũng có những nguyên tắc cần áp dụng. Nguyên tắc này là phần sườn cơ bản gồm những quy định mà trong quá trình xuất hóa đơn không nên, không được làm để triển khai thành những quy định chi tiết hơn để sử dụng gần gũi với đời sống. Hiện nay nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn có những ý cơ bản như sau:
Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn như sau:
– Nguyên tắc 1: Việc xử phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Nguyên tắc 2: Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
– Nguyên tắc 3: Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế tại một thời điểm thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện.
+ Tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính khi cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề ‘Thời hiệu xử phạt bán hàng không xuất hóa đơn thế nào?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu của của quý khách hàng liên quan tới đơn kêu cứu giải quyết tranh chấp đất đai… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Tham khảo thêm bài viết:
- Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo quy định?
- Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam
- Thời hiệu khởi kiện thừa kế đất đai năm 2023 là bao lâu?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.”
Như vậy, hành vi không lập hóa đơn tổng hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc trong trường hợp xuất hàng hóa để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương, luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ cũng sẽ bị phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn được quy định tại Điều 23 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Pháp luật nước ta về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định về việc điều chỉnh lại mức tiền phạt đối với hành vi “nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn…”, “Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp”.
Hành vi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy hỏng hóa đơn (Điều 25 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn) được bổ sung quy định về hành vi vi phạm hành chính về thời hạn khai báo mất, cháy hoặc hỏng hóa đơn. Pháp luật nước ta về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định về việc điều chỉnh giảm mức phạt tiền đối với hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng: Phạt tiền từ 4.000.000đ đến 8.000.000 đồng.
Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn ) thì cần phải thực hiện việc bổ sung quy định rõ về hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (Điều 4) và bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả như thực hiện việc buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.