Thủ tục cấp sổ xanh theo quy định pháp luật hiện hành?

bởi Đinh Tùng
Thủ tục cấp sổ xanh theo quy định pháp luật hiện hành?

Xin chào tôi tên là Chiến, vừa rồi chính quyền thông báo giao cho nhà tôi một diện tích đất để quản lý, trồng rừng trong 10 năm. Tôi băn khoăn không biết để cấp sổ xanh hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp thì cần làm những thủ tục ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi về vấn đề thủ tục cấp sổ xanh theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Thủ tục cấp sổ xanh theo quy định pháp luật hiện hành?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Sổ xanh là gì?

Sổ xanh có thể được hiểu là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp do Lâm trường – cơ sở sản xuất chuyên gây trồng và khai thác rừng cấp cho người dân để quản lý, khai thác và trồng rừng có thời hạn. Khi hết thời hạn sử dụng đất, Lâm trường sẽ thu hồi trong trường hợp địa phương đó chưa có chính sách giao đất lại cho người dân.

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, đất sổ xanh thuộc nhóm đất nông nghiệp. Do đó, sổ xanh còn được gọi với một cái tên khác là sổ xanh đất nông nghiệp. Đất sổ xanh gồm 3 loại: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Trong đó:

Đất rừng sản xuất là loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất kinh doanh lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng kết hợp với việc bảo vệ môi trường hệ sinh thái và phòng hộ.

Đất rừng phòng hộ chủ yếu phục vụ cho mục đích bảo vệ nguồn sinh thái đất, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, sạt lở đất, điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai…

Đất rừng đặc dụng phục vụ chủ yếu cho mục đích bảo tồn thiên nhiên hoang dã, lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực vật, tạo hệ sinh thái rừng quốc gia, phục vụ nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng sinh thái.

Thủ tục cấp sổ xanh theo quy định pháp luật hiện hành?

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Chủ sở hữu đất lâm nghiệp chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết nêu trên và nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã nơi có đất lâm nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ, trong thời hạn không quá ba ngày làm việc phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả

Trường hợp hợp hồ sơ hợp lệ thì chủ sở hữu đất không có đường đi sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính và thời gian niêm yết công khai của UBND cấp xã (15 ngày).

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết.

Về thẩm quyền cấp sổ xanh (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp) sẽ được cấp bởi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất. Cụ thể cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính là Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất.

Thời hạn cấp sổ xanh: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp sẽ được cấp cho chủ sở hữu đất sau 30 ngày kể từ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Thủ tục cấp sổ xanh theo quy định pháp luật hiện hành?
Thủ tục cấp sổ xanh theo quy định pháp luật hiện hành?

Theo quy định thì đất sổ xanh có thời hạn bao lâu?

Về thời hạn của sổ xanh đất nông nghiệp được quy định tại Điều 126 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể việc giao và thuê đất phải tuân thủ các quy định sau đây:

70 năm đối với đất xây dựng công trình của tổ chức công lập tự chủ tài chính và các công trình công cộng có mục đích kinh doanh.

Không quá 05 năm đối với quỹ đất nông nghiệp dùng vào các công việc như làm công ích của xã, phường, thị trấn.

Không quá 99 năm đối với đất dùng làm trụ sở tổ chức nước ngoài với mục đích là ngoại giao.

Không quá 70 năm đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội tương đối khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Không quá hạn mức 50 năm đối với đất giao và thuê mà đối tượng được giao và thuê là người Việt Nam định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện các dự án tại Việt Nam.

Không vượt quá 50 năm đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 50 năm.

Không vượt quá 50 năm đối với tổ chức sử dụng để sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối.

Không vượt quá 50 năm đối với cá nhân, hộ gia đình.

Thời hạn giao đất công nhận quyền sử dụng đất sổ xanh với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm.

Và không quá 50 năm đối với tổ chức thực hiện dự án đầu tư.

Từ các nội dung đã phân tích ở trên, có thể thấy, thời hạn sử dụng đất sổ xanh nông nghiệp sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng cũng như mục đích sử dụng. Loại đất này vẫn được giao và chấp thuận dưới nhiều hình thức khai thác đã được luật quy định rõ. Người dân có thể sử dụng đất sổ xanh ổn định lâu dài để trồng cây lâu năm và cây hàng năm. Khi hết thời hạn quy định, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp thì người dân tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được gia hạn thời hạn sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục cấp sổ xanh theo quy định pháp luật hiện hành?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về các thủ tục pháp lý có liên quan hay các câu hỏi chưa có lời giải đáp như: giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất hiện nay, cấp lại sổ đỏ mới, quy định tạm ngừng kinh doanh, tra số mã số thuế cá nhân,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp cụ thể và chi tiết.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Theo quy định thì đất sổ xanh có xây nhà được không?

Theo quy định của pháp luật, để xây nhà trên đất, hộ gia đình, cá nhân cần đáp ứng các nguyên tắc sử dụng đất được quy định tại Luật Đất đai năm 2013, cụ thể như sau:
– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật
Đất sổ xanh thuộc nhóm đất nông nghiệp, do đó để xây nhà trên đất sổ xanh, người dân cần tiến hành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Theo quy định thì đất sổ xanh có được chuyển nhượng không?

Về mặt nguyên tắc, đất sổ xanh không được phép chuyển nhượng. Bởi lẽ, đây là loại đất do Lâm trường cấp cho người dân dưới hình thức cho thuê đất có thời hạn để quản lý, khai thác và trồng rừng. Thế nhưng, trên thực tế vẫn có những trường hợp ngoại lệ.
Theo quy định tại Điều 192 Luật Đất đai 2013, cá nhân, hộ gia đình được chuyển nhượng đất sổ xanh nếu thuộc các trường hợp sau đây:
– Cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa thể chuyển ra khỏi phân khu đó. Trường hợp này được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho cá nhân, hộ gia đình sinh sống trong phân khu đó. 
– Cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ. Trường hợp này chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
– Cá nhân, hộ gia đình là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Trường hợp này được chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, việc chuyển nhượng đất sổ xanh nông nghiệp tương đối bị hạn chế. Theo các quy định trên, có thể thấy, người sử dụng đất sổ xanh chỉ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các cá nhân hoặc hộ gia đình sống trong phân khu đó.

Có thể dùng sổ xanh có vay được ngân hàng không?

Sổ xanh là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nên vẫn có giá trị pháp lý hợp pháp. Người sử dụng đất hoàn toàn có thể dùng sổ xanh để thế chấp vay vốn ngân hàng.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, việc thế chấp sổ xanh để vay vốn ngân hàng có những điều kiện nhất định. Cụ thể:
Diện tích thế chấp không được vượt quá 300 ha.
Đất ghi trong sổ xanh không được là đất rừng phòng hộ hoặc đất rừng đặc dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm