Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đồng Tháp

bởi QuachThiNgocAnh
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đồng Tháp

Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền luôn là vấn đề băn khoăn của các nhà kinh doanh đối với sản phẩm của mình. Việc bảo hộ nhãn hiệu không chỉ mang đến cho chủ sở hữu sự độc quyền về nhãn hiệu mà còn khẳng định về uy tín, chất lượng do chủ thể cung cấp. Đồng Tháp là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng. Tỉnh luôn triển khai nhiều giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, xu thế chung của thị trường hiện nay đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, vì vậy, công tác xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng càng được chú trọng. Vậy nếu người dân ở Đồng Tháp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì làm như thế nào? Hãy tham khảo bài viết “Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đồng Tháp” của Luật Sư X để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục gì?

Trước tiên để hiểu về khái niệm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, ta cùng tìm hiểu xem “nhãn hiệu” là gì.

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân; tổ chức khác nhau nhằm chỉ ra ai là người sản xuất, cung cấp dịch vụ. Theo quy định của pháp luật, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối việc từ chối đăng ký nếu nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác. 

Do đó đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện; để hợp pháp hóa quyền sở hữu nhãn hiệu và có thể công khai về quyền sở hữu nhãn hiệu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đăng ký nhãn hiệu là một phương thức giúp công bố nhãn hiệu tới công chúng. Khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được công bố; một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với nhãn hiệu. Qua đó khách hàng có thể nhận diện được nhãn hiệu của bạn; với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác.

Tại sao cần phải ưu tiên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Việc nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để gây nhầm lẫn; hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp doanh nghiệp nào đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường.

Một trong những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế phát triển như hiện nay; đó là việc doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu của mình. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp; bên cạnh việc thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng; mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đồng Tháp như thế nào?

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đồng Tháp
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đồng Tháp

Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đồng Tháp, bạn có thể tham khảo trình tự thực hiện sau:

Bước đầu tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu được đăng ký

Tra cứu nhãn hiệu giúp xác định được khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu; kiểm tra xem có bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó hay không; để có những sửa đổi, bổ sung hợp lý; tránh trường hợp khi nộp đơn đăng ký lại bị thông báo từ chối.

Đây không phải là thủ tục bắt buộc; nhưng nên thực hiện trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bạn có thể tự tra cứu nhãn hiệu trùng tại trang thông tin của cục SHTT: https://ipvietnam.gov.vn/ , https://ipplatform.gov.vn

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đồng Tháp

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu  hay còn gọi là đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải có các tài liệu sau đây:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);
  • Mẫu nhãn hiệu (5 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);
  • Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);
  • Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
  • Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra; dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng; huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).

Nơi nộp và cách thức nộp hồ sơ bảo hộ độc quyền tại Đồng Tháp

Phương thức nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Khi tiến hành nộp hồ sơ thì sẽ có hai phương thức nộp như sau:

Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ. Có ba địa điểm chính để nộp trực tiếp gồm:

  • Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
  • Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Hoặc nộp online qua Cổng thông tin trực tuyến: http://www.noip.gov.vn

Để thuận tiện bạn có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ qua bưu điện đến Cục sở hữu trí tuệ hoặc bằng hình thức online trên cổng thông tin điện tử của cục.

Việc nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đồng Tháp được tiến hành ra sao?

– Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Sau khi chuẩn bị xong các giấy tờ trên, bạn nộp chúng đến cơ quan có thẩm quyền đăng lý bảo hộ nhãn hiệu.

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp; hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.

– Bước 2: Thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu .

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn; từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn; trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận. Trong vòng 2 tháng nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót; sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu; không có ý kiến phản đối; ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

– Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Bước 4: Thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

Tại sao nên chọn việc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thay vì tự thực hiện?

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Người đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ phải chịu những phí, lệ phí nào?

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tùy vào giai đoạn mà người đăng ký phải nộp cho nhà nước các loại phí sau:

Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC; kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 30/6/2022; lệ phí sở hữu công nghiệp bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC.

Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu gồm:

  • Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 75.000 đồng
  • Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí; (mỗi lần được phép gia hạn): 60.000 đồng

Kể từ 1/7/2022 mức thu lệ phí theo quy định trước đó.

Phí về đăng kí nhãn hiệu

Phí thẩm định về đăng ký nhãn hiệu

Một số phí phổ biến như:

  • Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu; yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ; để giải quyết khiếu nại (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ) là 550.000 đồng; mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 120.000 đồng.
  • Phí phân loại quốc tế về hàng hóa; dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) là 100.000 đồng; mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 20.000 đồng.
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) là 600.000 đồng.
  • Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn) – trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức thu phí là 160.000 đồng.
  • Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 180.000 đồng.
  • Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 390.000 đồng.
  • Một số phí khác

Phí giải quyết yêu cầu phản đối đơn về nhãn hiệu

Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng bảo hộ của người thứ ba (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm) là 550.000 đồng.

Phí tra cứu thông tin về nhãn hiệu

  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định; giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ); tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ) đối với nhãn hiệu là 180.000 đồng.
  • Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm; phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 30.000 đồng.

Phí công bố, đăng bạ thông tin nhãn hiệu

  • Phí công bố thông tin về nhãn hiệu là 120.000 đồng.
  • Phí đăng bạ thông tin về nhãn hiệu là 120.000 đồng.

Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ

  • Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ: đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ cho 10 năm là 700.000 đồng.

Phí thẩm định đăng ký quốc tế về nhãn hiệu

  • Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam – không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế là 2.000.000 đồng.
  • Phí thẩm định sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn, mở rộng lãnh thổ, hạn chế danh mục sản phẩm, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực nhãn hiệu đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam là 1.000.000 đồng.

Phí riêng đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam:

  • Phí thẩm định đơn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ là 3.600.000 đồng.
  • Phí thẩm định đơn gia hạn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ là 3.200.000 đồng.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư X

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Luật sư X – nơi khách hàng đặt niềm tin khi sử dụng dịch vụ

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ của chúng tôi

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về nội dung vấn đề Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đồng Tháp. Kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hãy liên hệ 0833102102.

Video Luật sư X giải đáp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Video Luật sư X giải đáp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Câu hỏi thường gặp

Khi xem xét đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, những nội dung nào được thẩm định?

Thẩm định nội dung đơn gồm các nội dung sau đây:
– Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;
– Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;
– Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thế nào thì bị coi là không hợp lệ?

Đơn đăng ký nhãn hiệu thuộc các trường hợp sau sẽ không được chấp nhận:
+ Được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng việt, trong tờ khai không có đủ thông tin;
+ Có cơ sở để khẳng định người nộp đơn không có quyền đăng ký;
+ Đơn được nộp trái với quy định;
+ Đơn có các thiếu sót;
+ Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng được nêu trong đơn không được nhà nước bảo hộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm