Chào Luật sư, gia đình tôi khi tiến hành thủ tục đăng ký biến động sổ đỏ sau khi tách thửa tại văn phòng đăng đất đai thì bị phía cơ quan đó trả hồ sơ với lý do sổ hộ khẩu gia đình tôi đã không còn giá trị hiệu lực nên không chứng minh được đất này là đất chung của những người có tên trong sổ. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi thủ tục đất đai bị sửa đổi khi bỏ sổ hộ khẩu giấy tại Việt Nam như thế nào trong trương hợp của gia đình tôi được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc thủ tục đất đai bị sửa đổi khi bỏ sổ hộ khẩu giấy tại Việt Nam. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về đăng ký sổ hộ khẩu tại Việt Nam
Để có thể đăng ký sổ hộ khẩu tại Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng thì bạn phải biết được các thủ tục cơ bản trong việc đăng ký hộ khẩu thường trú. Các quy định về đăng ký sổ hộ khẩu tại Việt Nam được quy định tại Điều 22 Luật cư trú năm 2020.
Theo quy định tại Điều 22 Luật cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:
– Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
– Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Quy định về loại bỏ sổ hộ khẩu giấy tại Việt Nam
Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021, nhà nước Việt Nam đã chính thức ban hành các quy định về việc không sử dụng sổ hộ khẩu như một loại giấy tờ chứng minh nhân thân, địa chỉ thường trú của một công dân Việt Nam nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính công.
Theo quy định mới nhất quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật cư trú 2020 quy định như sau:
– Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
– Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Các loại giấy tờ thay thế sổ hộ khẩu tại Việt Nam
Để có thể thay thế sổ hộ khẩu, là loại sổ chứa đựng các thông tin cá nhân đầy đủ của người dân Việt Nam thì nhà nước Việt Nam đã cho tích hợp các thông tin vào trong các loại giấy tờ hành chính khá như Căn cước công dân gắn chíp điện tử, trang Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo quy định tại Công văn 5672/C06-TTDLDC quy định về các phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự như sau:
– Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú
Tại khoản 1 Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân; khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về căn cước công dân; các thông tin trên mặt thẻ Căn cước công dân, gồm: (1) Ảnh, (2) Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân); (3) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (4) Ngày, tháng, năm sinh; (5) Giới tính; (6) Quốc tịch; (7) Quê quán; (8) Nơi thường trú; (9) Ngày, tháng, năm hết hạn; (10) Đặc điểm nhân dạng; (11) Vân tay; (12) Ngày, tháng, năm cấp thẻ; (13) Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.
– Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ CCCD có gắn chíp
Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc QRCode (theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QRCode trên thẻ CCCD.
Các thông tin gồm: số CCCD; số CMND 9 số; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp CCCD.
– Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ CCCD
Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chíp trên thẻ CCCD phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự… Thiết bị này do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất. Hiện nay, Công an cấp huyện đã được trang cấp và đang sử dụng.
Các thông tin gồm: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Quê quán; (5) Dân tộc; (6) Tôn giáo; (7) Quốc tịch; (8) Nơi thường trú; (9) Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; (10) Số chứng minh đã được cấp; (11) Ngày cấp; (12) Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); (13) Đặc điểm nhận dạng; (14) ảnh chân dung; (15) Trích chọn vân tay; (16) Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân).
– Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bằng cách:
Bước 1: Công dân truy cập trang web dân cư quốc gia theo địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn
Bước 2: Đăng nhập tài khoản/ mật khẩu truy cập (sử dụng tài khoản Cổng DVC quốc gia); xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.
Bước 3: Tại trang chủ, truy cập vào chức năng “Thông tin công dân” và nhập các thông tin theo yêu cầu: Họ tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, số điện thoại, mã xác nhận. Sau đó, nhấn Tìm kiếm.
Bước 4: Thông tin cơ bản của công dân sẽ hiển thị trên màn hình gồm: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Nơi đăng ký khai sinh; (5) Quê quán; (6) Nơi thường trú; (7) Số định danh cá nhân; (8) Số chứng minh nhân dân.
– Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự (theo Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ), bằng cách:
Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID; thực hiện kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VNeID.
Bước 2: Sau khi được kích hoạt, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau:
(1) Công dân thực hiện đăng nhập một lần trên cổng dịch vụ công quốc gia (liên thông với cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương) với tên tài khoản là số định danh cá nhân và mật khẩu để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Tùy từng dịch vụ công trực tuyến, thông tin của công dân sẽ được điền vào biểu mẫu điện tử (Form), người dân không phải điền và không sửa được thông tin.
Các thông tin (tùy theo dịch vụ) gồm: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Quê quán; (5) Dân tộc; (6) Tôn giáo; (7) Quốc tịch; (8) Nơi thường trú; (9) Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; (10) Số chứng minh đã được cấp; (11) Ngày cấp; (12) Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); (13) Đặc điểm nhận dạng; (14) ảnh chân dung; (15) Trích chọn vân tay; (16) Số thẻ Căn cước, công dân (số định danh cá nhân).
(2) Sử dụng các thông tin hiển thị trên VNeID:
Công dân sử dụng tài khoản, mật khẩu đăng nhập ứng dụng VNeID trên thiết bị di động. Các thông tin căn cước công dân, thông tin dân cư được tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch của người dân.
Thông tin hiển thị trên VNeID gồm: Số CCCD; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; CCCD có giá trị đến; Đặc điểm nhận dạng; Ngày cấp, Số điện thoại.
(3) Các doanh nghiệp, tổ chức kết nối trực tiếp với hệ thống định danh xác thực điện tử của Bộ Công an để sử dụng xác thực điện tử tài khoản định danh điện tử của người dân.
– Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú (ban hành kèm theo Thông tư số 56/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an)
Công dân trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết (Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú). Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp và có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú.
Thời gian qua, Bộ Công an cũng đã chỉ đạo Công an các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả, tạo điều kiện tối đa cho công dân khi giải quyết thủ tục cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú để thực hiện thủ tục hành chính khi có yêu cầu. Mẫu giấy Xác nhận thông tin về cư trú (mẫu CT07 ban hành kèm Thông tư số 56/2021/TT-BCA) đã có đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin về nơi cư trú của công dân, thông tin về chủ hộ, mối quan hệ của các thành viên trong hộ gia đình, cụ thể: (1) Số định danh cá nhân; (2) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (3) Ngày, tháng, năm sinh; (4) Giới tính; (5) Quê quán; (6) Dân tộc; (7) Tôn giáo; (8) Quốc tịch; (9) Nơi thường trú; (10) Nơi tạm trú; (11) Nơi ở hiện tại; (12) Họ tên chủ hộ, số định danh chủ hộ và Quan hệ với chủ hộ; (13) Họ, chữ đệm và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân của các thành viên hộ gia đình và quan hệ với chủ hộ.
– Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (theo quy định tại Thông tư số 59/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an)
Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện cấp Thông báo số định danh và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp CCCD trên toàn quốc để người dân sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú của công dân.
Các thông tin trên Thông báo số định danh cá nhân: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Nơi đăng ký khai sinh; (5) Quê quán; (6) Dân tộc; (7) Tôn giáo; (8) Quốc tịch; (9) Tình trạng hôn nhân; (10) Nơi thường trú; (11) Nơi ở hiện tại; (12) Quan hệ với chủ hộ; (13) Nhóm máu; (14) Họ, chữ đệm và tên, của cha, mẹ; (15) Số định danh cá nhân.
Thủ tục đất đai bị sửa đổi khi bỏ sổ hộ khẩu giấy tại Việt Nam
Thủ tục đất đai bị sửa đổi khi bỏ sổ hộ khẩu giấy tại Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi rất lớn, hầu như ngày nay các loại giấy tờ xin cấp phép, cấp đổi, cấp lại điều không còn thấy sự xuất hiện của sổ hộ khẩu mà thay vào đó là các loại giấy tờ như căn cước công dân.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai như sau:
Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 21 như sau: Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký. Trường hợp không khai thác được thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bổ sung Giấy xác nhận thông tin về cư trú.”.
Hoặc theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định như sau:
– Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được đổi tên; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, gồm có:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:
– Văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên;
– Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi người đại diện là chủ hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ;
– Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên;
– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên;
– Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn, giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật;
– Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp có hạn chế theo quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theo văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
– Bản sao một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục đất đai bị sửa đổi khi bỏ sổ hộ khẩu giấy tại Việt Nam“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
– Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
– Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật
– Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
– Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
– Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
– Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.