Ngày nay nhu cầu kiểm tra, giám định chữ ký, chữ viết là khá phổ biến. Có nhiều trường hợp giả mạo chữ ký để giao dịch hoặc ký kết hợp đồng. Ngoài ra đây còn là căn cứ để xác định được một số chứng cứ trong vụ án và giúp giải quyết khách quan vụ án. Thủ tục giám định chữ ký được thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015);
Luật Giám định tư pháp 2012.
Nội dung tư vấn
Giám định chữ ký là gì?
Giám định chữ ký là một hình thức giám định tư pháp. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Trường hợp nào phải thực hiện thủ tục giám định chữ ký?
Giám định chữ viết, chữ ký trong vụ án dân sự là thủ tục cần thiết khi giải quyết vụ án dân sự để có thể xác định được một số chứng cứ trong vụ án đó là thật hay giả, có chính xác hay không.
Căn cứ quy định tại Điều 102 BLTTDS 2015 và Luật Giám định tư pháp 2012, việc giám định chữ ký được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định: Người yêu cầu giám định phải là đương sự trong vụ án.
- Khi đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà Tòa án từ chối trưng cầu giám định thì người yêu cầu có quyền tự mình yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự.
- Quyền yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự chỉ được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Thủ tục giám định chữ ký
Theo Chương V Luật Giám định tư pháp 2012 thì trình tự, thủ tục thực hiện giám định chữ ký như sau:
Người yêu cầu giám định gửi văn bản yêu cầu giám định
Văn bản giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
- Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
- Nội dung yêu cầu giám định;
- Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
- Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
- Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
- Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Thủ tục giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định chữ ký
Hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận phải có nội dung sau đây:
- Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
- Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
- Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
- Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
- Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
- Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu. Cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định của pháp luật.
Kết luận giám định
Kết luận giám định tư pháp trong thủ tục giám định chữ ký phải bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:
- Họ, tên người giám định; tổ chức thực hiện giám định;
- Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
- Thông tin xác định đối tượng giám định;
- Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
- Nội dung yêu cầu giám định;
- Phương pháp thực hiện giám định;
- Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
- Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Người yêu cầu giám định nhận kết quả giám định
Khi việc thủ tục giám định chữ ký hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo quy định của pháp luật, việc giao nhận phải được lập thành biên bản.
Có thể bạn quan tâm
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thủ tục giám định chữ ký được thực hiện như thế nào?”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định (đương sự);
– Khi đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà Tòa án từ chối trưng cầu giám định thì người yêu cầu có quyền tự mình yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự;
– Quyền yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự chỉ được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
– Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
– Nội dung yêu cầu giám định;
– Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
– Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
– Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
– Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo quy định của pháp luật, việc giao nhận phải được lập thành biên bản.