Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài có một số điểm khác biệt so với thủ tục ly hôn trong nước. Hiện nay; việc ly hôn có yếu tố nước ngoài vẫn còn có nhiều khó khăn và vướng mắc bởi rất nhiều người chưa nắm rõ được các thủ tục và hồ sơ cần khi ly hôn có yếu tố nước ngoài. Vậy thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật như thế nào? Luật sư X sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn tư vấn cho bạn để giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài?
Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp cụ thể như:
- Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam khi họ có yêu cầu.
Trong trường hợp một bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn; thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Theo khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.
Đương sự ở nước ngoài gồm những ai?
Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
Đương sự là người nước ngoài không định cư; làm ăn; học tập; công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
Đương sự là người Việt Nam định cư; làm ăn; học tập; công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
Đương sự là người nước ngoài định cư; làm ăn; học tập; công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
Đương sự là người Việt Nam định cư; làm ăn; học tập; công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật
Bước 1: Nộp hồ sơ hợp lệ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài bao gồm:
- Đơn xin ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án).
- Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có); trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao chứng thực).
- Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con).
- Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
- Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)
Bước 2: Trong thời hạn 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án mở phiên hòa giải tại tòa và tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa theo thủ tục sơ thẩm.
Thời gian giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài là từ 4 – 6 tháng từ ngày thụ lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì mức án phí sơ thẩm trong vụ việc ly hôn là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản; nếu có tranh chấp về tài sản, án phí được xác định theo giá trị tài sản…
Ly hôn đơn phương với chồng đang cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài
Quyền yêu cầu Tòa án ly hôn đơn phương theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ly hôn theo yêu càu của một bên:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ; chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ; chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Thủ tục ly hôn đơn phương:
+ Đơn khởi kiện ly hôn;
+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
+Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con chung (nếu có con chung);
+ Bản sao có chứng thự CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng;
+ Giấy tờ chứng minh tài sản chung.
Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi chồng bạn cư trú trước đây trước khi anh ấy sang nước ngoài.
Ai có quyền giải quyết yêu cầu ly hôn?
Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội thì:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Theo đó; khi hôn nhân không hạnh phúc; mục đích hôn nhân không đạt được thì vợ, chồng hoặc cả 2 người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài
Khi tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xuất hiện rất nhiều khó khăn trong thực tiễn; đặc biệt là trong hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai; tống đạt giấy tờ; thu thập chứng cứ; xác minh địa chỉ; trưng cầu giám định.
Đối với các vụ án hôn nhân gia đình; bị đơn thường là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; công dân nước ngoài; hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang định cư ở nước ngoài. Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những người đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả.
Mặc khác; còn chưa kể đến các đương sự cố tình kéo dài thời gian giải quyết vụ án thậm trí cố tình làm cho vụ án không thể giải quyết được.
Trong những năm gần đây; số vụ ly hôn ngày càng tăng; thủ tục giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài còn nhiều vướng mắc. Do vậy; trong tương lai Tòa án cần có những văn bản hướng dẫn để giải quyết các trường hợp; để đảm bảo hoạt động tố tụng được giải quyết thống nhất trong từng vụ việc.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Ly hôn đơn phương với người đang ở nước ngoài như thế nào
- Đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài thực hiện như thế nào?
- Khi nào con sinh ra sau ly hôn được xác định là con chung
Thông tin liên hệ:
Hi vọng, qua bài viết “ Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật” giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0936.408.102
Câu hỏi thường gặp:
Ly hôn đơn phương được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên; xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn. Việc ly hôn đơn phương phải có căn cứ; chứng minh tình trạng hôn nhân đã trầm trọng.
Khác với thuận tình ly hôn; người nộp đơn xin ly hôn đơn phương, nếu muốn Tòa án giải quyết ly hôn cần chứng minh được các căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Trong trường hợp một bên nộp đơn xin ly hôn (đơn phương) mặc dù không có căn cứ theo quy định nêu trên nhưng người vợ/chồng còn lại đồng ý ra Tòa để giải quyết việc ly hôn thì Tòa án vẫn giải quyết cho ly hôn.
Ly hôn là việc của mỗi cá nhân; có liên quan đến nhiều vấn đề về nhân thân; tài sản; con cái và cấp dưỡng sau này. Do đó mà ly hôn không thể được thực hiện qua ủy quyền. Cho dù là ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương thì không thể ủy quyền cho người khác.
Tuy nhiên, có thể nộp đơn xin ly hôn qua ủy quyền.