Chào Luật sư X, Tôi hiện nay đang sinh sống tại TP.HCM, tôi có tích được một số vốn nên muốn cùng bạn đầu tư nên gần đây tôi có tham khảo về việc thành lập công ty môi giới việc làm nhưng hiện tại tôi chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này. Cho tôi hỏi thủ tục thành lập công ty môi giới việc làm được thực hiện như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là môi giới việc làm?
Môi giới việc làm là lĩnh vực chuyên về tư vấn, tìm việc làm cho người lao động có nhu cầu. Bên môi giới sẽ tư vấn chi tiết cụ thể thông tin về công việc cho người làm để họ đưa ra quyết định cuối cùng. Người lao động sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với doanh nghiệp chứ không phải bên môi giới.
Công ty môi giới việc làm là gì?
Điều 36 Luật Việc làm năm 2013 quy định:
– Dịch vụ việc làm bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.
– Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Như vậy, công ty môi giới việc làm thực ra đó là một doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam và hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm.
Khi thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm thì phải tuân theo đúng về trình tự thủ tục thành lập một doanh nghiệp theo pháp luật Doanh nghiệp 2020.
Điều kiện thành lập công ty môi giới việc làm
Theo Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép thành lập công ty môi giới việc làm như sau:
- Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
c) Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Hồ sơ đề nghị thành lập công ty môi giới việc làm
Hồ sơ đề nghị thành lập công ty môi giới việc làm được quy định tại Điều 17 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- 01 bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
- Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài.
Các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
- 01 bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu bằng cấp chuyên môn theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 14 hoặc một trong các văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
a) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc đế đối chiếu hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm).
Các văn bản quy định tại điểm a, điểm b khoản này là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
Thủ tục thành lập công ty môi giới việc làm
Để thành lập công ty môi giới việc làm, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục theo các bước sau đây:
Bước 01. Để có thể đưa công ty môi giới về việc làm đi vào hoạt động, đầu tiên cần thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020.
Bước 02. Sau đó doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điều 17 Nghị định 23/2021/NĐ-CP để xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh môi giới việc làm.
Bước 03. Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Sở lao động thương binh và xã hội được UBND ủy quyền cấp.
Bước 04. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan thực hiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời cho doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký an toàn thực phẩm ở đâu theo quy định năm 2022?
- Quy định trích lục đăng ký kết hôn ở đâu năm 2022
- Có được ủy quyền nhận thừa kế không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục thành lập công ty môi giới việc làm năm 2022″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra số mã số thuế cá nhân; thành lập công ty mới, điều chỉnh tên cha mẹ trong giấy khai sinh, tội tham nhũng trong bộ luật hình sự của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn của giấy phép môi giới việc làm được quy định tại điểm a khoản 1 điều 16 Nghị định 23/2021/NĐ-CP theo đó giấy phép hoạt động có thời hạn trong vòng 60 tháng. Trường hợp hết thời hạn này, doanh nghiệp phải tiến hành gia hạn hoặc chấm dứt hoạt động.
– Doanh nghiệp môi giới việc làm cần xác định xem loại hình doanh nghiệp nào thì phù hợp với công ty mình, rồi đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng, tùy thuộc vào điều kiện về vốn hay số lượng thành viên góp vốn cũng như mong muốn của từng doanh nghiệp… thì sẽ có những loại hình tương ứng.
– Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến mà bạn có thể chọn, đó là: Công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.