Mỗi loại đất đều có những mục đích sử dụng khác nhau, người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đúng với mục đích ban đâu của thửa đất. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều hộ gia đình sử dụng đắt sai mục đích, chẳng hạn như sử dụng đất nông nghiệp để xây nhà sinh sống,… Nhiều độc giả thắc mắc không biết liệu Sử dụng đất không đúng mục đích bị xử lý ra sao? Thủ tục thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích thực hiện như thế nào? Căn cứ thu hồi đất do sử dụng không đúng mục đích là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
Sử dụng đất không đúng mục đích bị xử lý thế nào?
Có thể thấy, việc sử dụng đúng mục đích của đất là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cá nhân sử dụng đất. Trong trường hợp người dân có đất vi phạm về những nguyên tắc trên nói chung, vi phạm về kế hoạch và mục đích sử dụng đất nói riêng, người có đất sẽ bị xử phạt hành chính và có thể bị thu hồi đất.
Sử dụng đất không đúng mục đích bị xử lý như sau:
Sử dụng đất không đúng mục đích bị xử phạt hành chính
Theo Điều 6 Luật Đất đai 2013, một trong những nguyên tắc quan trọng của việc sử dụng đất đó là sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng mục đích sử dụng đất.
Mặt khác, tại điểm d khoản 1 Điều 57 cũng quy định trường hợp khi chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó có:
“d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;”.
Như vậy, hành vi xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm của bạn khi chưa được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được xác định là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Cụ thể, tại khoản 2, 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định hành vi chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp ở khu vực nông thông bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
- Phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 08 – 15 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 15 – 30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 50 – 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
- Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Đối với khu vực đô thị thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt ở nông thôn.
Tóm lại, với hành vi sử dụng đất sai mục đích, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm với mức phạt tùy thuộc vào khu vực và diện tích đất chuyển mục đích trái phép.
Sử dụng đất không đúng mục đích bị thu hồi đất
Việc thu hồi đất trong trường hợp sử dụng đất sai mục đích khi có đủ căn cứ theo quy định pháp luật
Thủ tục thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích
Mục đích sử dụng đất là một trong những vấn đề người dân cần lưu ý để đảm bảo việc sử dụng đất không vi phạm pháp luật, tránh những rủi ro pháp lý sau này. Trên thực tế vẫn tồn tại việc người dân sử dụng đất trái mục đích sử dụng đất và bị Nhà nước xử phạt hành chính hoặc bị thu hồi đất. Về thủ tục thu hồi đất do sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất, pháp luật về đất đai đã chỉ rõ trình tự, thủ tục thu hồi đất khi sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất. Trong trường hợp người dân có đất vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
Trong trường hợp vi phạm pháp luật đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất làm chứng để tính vào căn cứ quyết định thu hồi đất. Cụ thể:
Thứ nhất, cơ quan Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm có liên quan đến: Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho; Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành; Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hjan 24 tháng liên tục; và Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng đúng thời gian quy định.
Về thời hạn: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi lập biên bản, cá nhân có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm gủi biên bản cho cowquan có thẩm quyền thu hồi đất để được chỉ đạo thu hồi đất.
Bước 2: Thẩm tra, xác minh thực địa. Cơ quan Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra xác minh thực tế khi cảm thấy hoạt động này cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất của người người.
Bước 3: Ra quyết định thông báo thu hồi đất. Khi hộ cá nhân, tổ chức có đất bị vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có trách nhiệm Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất biết và tiến hành đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện còn chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản khác gắn liền với đất (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 4: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thu hồi đất.
Bước 5: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có).
Bước 6: Cập nhật thông tin địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền tiến hành giai đoạn này thuộc về cơ quan Tài nguyên và Môi trường, cơ quan này chỉ đạo, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai trên hồ sơ địa chính. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người dân có đất bị thu hồi không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nhà nước.
Căn cứ thu hồi đất do sử dụng không đúng mục đích
Khi người dân, tổ chức, hộ gia đình có đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất thì việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Như vậy, có thể thấy không phải người dân nào khi sử dụng đất không đúng mục đích sẽ bị thu hồi diện tích đất, thay vào đó, người dân có đất chỉ bị thu hồi đất trong trường hợp có vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
Quy định này góp phần làm minh bạch trong hoạt động thu hồi đất của người dân trên thực tế, tránh các trường hợp cơ quan nhà nước có các cá nhân là cán bộ công chức dùng quyền lực Nhà nước một cách tùy tiện, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất.
Tóm lại, Việc thu hồi đất trong trường hợp sử dụng đất sai mục đích khi có đủ 02 điều kiện sau:
– Điều kiện 1: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.
– Điều kiện 2: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai 2013 cũng quy định việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về Thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 6 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định các nguyên tắc sử dụng đất như sau:
Thứ nhất, người dân có đất cần sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
Thứ hai, cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm ảnh hưởng, tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng dất xung quanh.
Thứ ba, người sử dụng thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời gian sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất cụ thể như sau:
“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, sử dụng đất đúng mục đích là bắt buộc đối với người sử dụng đất; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và cũng có thể sẽ bị thu hồi.