Trong đời sống hàng ngày, khác với trao đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân, chính sách dồn điền đổi thửa là việc đổi một hoặc nhiều thửa ruộng để hợp nhất các thửa ruộng đó thành một dải đất hoặc một thửa ruộng lớn. Vậy Thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa thực hiện như thế nào? hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. Hy vọng rằng kiến thức pháp luật về dồn điền đổi thửa có ích cho bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
Quy định về dồn điền đổi thửa
Dồn điền đổi thửa đó là việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm) giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau trong cùng một xã, phường, thị trấn.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án trình UBND cấp huyện phê duyệt và chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi ruộng đất theo phương án được duyệt.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính.
Điều kiện dồn điền đổi thửa
Theo đó, khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Hồ sơ đề nghị dồn điền đổi thửa
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNTMT, hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dồn điền đổi thửa được nộp chung cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi đất nông nghiệp gồm có:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK của từng hộ gia đình, cá nhân.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
- Văn bản thỏa thuận về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
- Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất đã được UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.
- Biên bản giao nhận ruộng đất theo phương án dồn điền đổi thửa (nếu có).
Thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa
Dồn điền đổi thửa được quy định tai Điều 78 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện ” dồn điền đổi thửa”:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Ủy ban nhân dân cấp xã lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi ruộng đất theo phương án được duyệt.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nộp hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung thay đổi vào đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận.
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất.
- Lập hoặc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; tổ chức trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Trường hợp người sử dụng đất đang thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trao Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 5 Điều 76 của Nghị định này.”
Như vậy, trong quá trình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, Nhà nước khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thỏa thuận với nhau về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp và có lập thành văn bản để làm căn cứ chuyển đổi. Cùng với đó, Ủy ban nhân dân cấp xã lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn lên trên Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt dựa trên sự thảo luận thống nhất tại các thôn, xóm, đội và đảm bảo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của người dân về việc sử dụng đất, cân đối diện tích đất và đã xử lý xong những vướng mắc sau đăng ký thực hiện dồn điền đổi thửa. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phải thực hiện phương án dồn điền đổi thửa theo đúng phương án đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Với những thông tin quý khách cung cấp thì chúng tôi không đủ cơ sở để khẳng định việc làm của Ủy ban nhân dân xã có đúng pháp luật hay không? Quý khách cần xem xét lại quá trình thực hiện công khai lấy ý kiến của người dân về việc dồn đổi thửa, xem lại những thỏa thuận của quý khách với những hộ gia đình, cá nhân khác nếu có về việc đổi thửa cho nhau và ý kiến cuối cùng của cuộc họp thôn về phân định lại diện tích đất nông nghiệp của từng hộ để xác định xem hành vi của Ủy ban nhân dân xã.
Thông tin liên hệ
Nội dung về vấn đề “Thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa thực hiện như thế nào?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới kết hôn với người Đài Loan. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Công tác chỉ đạo dồn điền, đổi thửa phải được thực hiện công khai, theo phương thức dân chủ, đảm bảo thông tin và bàn bạc công khai với người dân, tạo được sự đồng thuận cao. Nói cách khác, cơ quan chức năng tại địa phương không được phép tự ý sắp đặt dồn điền; đổi thửa mà không công khai và hỏi ý kiến của người sử dụng đất; điều này là trái với quy định pháp luật.
Việc dồn điền, đổi thửa phải đảm bảo quy hoạch tổng thể tạo sự thuận lợi cho công tác sản xuất lâu dài; không ảnh hưởng đến hệ thống giao thông; thủy lợi hay việc xây dựng các công trình văn hóa trên đất đó.
Việc cấp sổ đỏ mới đối với trường hợp dồn điền, đổi thửa được quy định tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 nhằm sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Khoản 3 Điều 5 Nghị định 148/2020 đã bãi bỏ trường hợp dồn điền đổi thửa được cấp đổi sổ đỏ mà thay vào đó sẽ được cấp mới. Cụ thể khoản 25 Điều 1 Nghị định 148/2020 nêu rõ: “Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận”.
Như vậy, từ ngày 8.2.2021, Nghị định 148/2020/ND-CP có hiệu lực, khi thực hiện dồn điền, đổi thửa, người dân sẽ được cấp sổ đỏ mới. Cụ thể, khi thực hiện dồn điền, đổi thửa sẽ tiến hành thủ tục cấp mới sổ đỏ mà không tiến hành thủ tục cấp đổi sổ đỏ như trước.
Riêng trường hợp người sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng thì việc cấp sổ đỏ sẽ tiến hành như sau:
(i) Người sử dụng đất nộp bản sao hợp đồng thế chấp thay cho sổ đỏ đã cấp để làm thủ tục cấp sổ đỏ mới;
(ii) Văn phòng đăng ký đất đai thông báo danh sách cấp sổ đỏ mới cho ngân hàng, nơi nhận thế chấp; xác định việc thế chấp vào sổ đỏ sau khi Sổ đỏ được cấp mới.